Hé lộ cách chữa bỏng nhanh, an toàn và hiệu quả

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bỏng - tai nạn chúng ta thường gặp phải trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Làm thế nào để nhận biết mức độ, sơ cứu và cách chữa bỏng đúng cách. Tất cả những thắc mắc ấy sẽ được Bảo vệ Việt Anh chia sẻ qua bài viết dưới đây.

 

Mục lục
[ Ẩn ]
Cách chữa bỏng
Cách chữa bỏng

1. Bỏng (phỏng) là gì?

Bỏng (phỏng) là một loại chấn thương đối với da hoặc các mô khác do nhiệt, điện, hóa chất, ma sát hay bức xạ. Hầu hết các vết bỏng là do nhiệt nóng từ chất lỏng, chất rắn hoặc chất cháy. 

2. Dấu hiệu khi bị bỏng

Bạn đã biết những dấu hiệu bỏng là như thế nào chưa? Dưới đây là những dấu hiệu cụ thể bạn cần biết để bảo vệ chính mình và những người thân yêu nhé. 

  • Đỏ, sưng da
  • Đau có thể nặng
  • Ướt hoặc ẩm da
  • Mụn nước
  • Sáp màu trắng da hoặc tan da
  • Đen hoặc cháy da trong trường hợp nghiêm trọng

3. Các loại bỏng và nguyên nhân gây ra các vết bỏng 

Có lẽ chúng ta vài lần bị bỏng và thậm chí còn bị bỏng nặng. Những hậu quả của các vết bỏng để lại gây tổn thương nặng nề về cả vật chất lẫn tinh thần. Đâu là nguyên nhân gây ra các vết bỏng thì Bảo vệ Việt Anh chia sẻ ngay trong bài viết này. 

3.1. Bỏng do nhiệt nóng

  • Gồm nhiệt ướt và nhiệt khô
  • Nhiệt ướt có nhiệt độ gây bỏng thường không cao nhưng tác dụng kéo dài trên da, có thể gây bỏng sâu
  • Ví dụ: nước sôi, nước nóng,...
  • Nhiệt khô có nhiệt độ cao từ 800 - 1400 độ C, thường gây bỏng sâu
  • VD: bô xe máy, bàn là,...
Bỏng do nhiệt là loại bỏng thường gặp
Bỏng do nhiệt là loại bỏng thường gặp

3.2. Bỏng do nhiệt lạnh 

  • Xảy ra khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp gây ra sự đóng băng của da hoặc các mô khác
  • Ví dụ: nitơ lỏng, băng đá lạnh…

3.3. Bỏng do lửa

  • Nguyên nhân hay gặp, thường gây ra tổn thương từ vừa đến rất nặng
  • Ví dụ: lửa dầu, lửa xăng, lửa cồn, lửa do cháy nhà,...

3.4. Bỏng do hóa chất

  • Khi da hoặc mắt tiếp xúc với các loại hóa chất như axit hoặc bazơ
  • Các chất oxy hóa mạnh như thuốc tím, dung dịch của các axit, như H2SO4, HNO3,..

3.5. Bỏng do tia lửa hồ quang điện

  • Nhiệt độ rất cao từ 3200 - 4800 độ C, thời gian tác dụng rất ngắn 0,2 - 1,5 giây
  • Ví dụ: sét đánh là một hiện tượng bỏng điện với hiệu thế cao hàng triệu von

3.6. Bỏng do luồng điện

  • Luồng điện dẫn truyền vào cơ thể như các dòng điện hạ thế
  • Luồng điện có hiệu thế cao thế từ 1000V đến 50.000V

3.7. Bỏng do bức xạ

  • Mức độ tổn thương phụ thuộc vào loại tia, mật độ của chùm tia, khoảng cách từ nguồn tia đến da, ánh sáng cực tím và bức xạ ion hóa
  • Ví dụ: bỏng nắng
Bỏng do cháy nắng 
Bỏng do cháy nắng 

4. Sơ cứu bỏng

Sơ cứu vết bỏng - vấn đề cấp thiết trong cuộc sống nhưng không được nhiều người quan tâm. Sơ cứu vết bỏng như thế nào cho đúng và hạn chế gây thương tổn cho người bị hại rất cần thiết cho mỗi chúng ta. 

4.1. Mục đích sơ cứu vết bỏng

Hạn chế tối đa những tổn thương nặng có thể gây ra thiệt mạng như: ngừng tuần hoàn, suy hô hấp,....Việc sơ cứu phỏng càng nhanh càng tốt, luôn đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả người bệnh và người tham gia cấp cứu. 

4.2. Sơ cứu bỏng nhiệt

Theo thống kê, có đến 78% số người bị bỏng liên quan đến bỏng nhiệt. Mọi người hãy lưu ngay lại cách sơ cứu được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây để kịp thời xử lý trong tình huống khẩn cấp nhé.

Bước 1: Loại bỏ ngay lập tức tác nhân trực tiếp gây bỏng

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa, quần áo bị chạy, nước sôi,...
  • Kiểm tra, cấp cứu toàn thân như: ngừng tuần hoàn, các chấn thương khác kèm theo,...

Bước 2: Nhanh chóng ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch, mát

  • Thời gian đưa bộ phận bị bỏng ngâm dưới nước sạch và mát càng sớm càng tốt
  • Thời gian hiệu quả trong vòng 30 phút từ lúc bắt đầu bị bỏng và sau khoảng thời gian này việc ngâm vết bỏng dưới nước ít có tác dụng
  • Nhiệt độ nước tiêu chuẩn từ 16 - 20 độ C
  • Trong thời gian ngâm, cởi bỏ đồng hồ, nhẫn,...và nâng cao bộ phận bị bỏng để tránh tình trạng sưng nề
  • Tùy vào tình trạng bỏng da và sẽ ngâm đến khi nào hết đau rát, thông thường từ 15 - 45 phút 
  • Đặc biệt, không làm trầy hay vỡ vòm nốt phỏng
Cho bộ phận bị bỏng nhiệt dưới nước mát từ 10 -15 phút
Cho bộ phận bị bỏng nhiệt dưới nước mát từ 10 -15 phút

Lưu ý:

  • Không dùng nước đá sẽ gây ra tình trạng nhiễm lạnh cho nạn nhân
  • Không dùng nước ấm vì khả năng giảm đau và có tác dụng đối với vết thương không có
  • Cố gắng giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng
  • Nếu bệnh nhân là trẻ em và người già bị phỏng khi thời tiết lạnh phải giảm bớt thời gian ngâm rửa để tránh nhiễm lạnh

Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng

  • Sử dụng vật liệu y tế: gạc y tế, khăn mặt sạch,...để quấn phủ
  • Sau đó dùng băng ép thay lên phần bị thương và băng vết thương không nên quá chặt tránh tình trạng gây chèn ép vùng bỏng

Bước 4: Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất

  • Đối với trường hợp bệnh nhân bị bỏng nặng phải vận chuyển bằng cáng hoặc ô tô
  • Để đảm bảo bộ phận bị bỏng và tình trạng sức khỏe bệnh nhân bình thường, dù là vết bỏng nhẹ cũng nên đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra, chăm sóc tốt nhất

4.3. Sơ cứu bỏng điện 

Bỏng điện cũng là loại bỏng thường gặp, đối với những gia đình có trẻ nhỏ nguy cơ bỏng điện càng cao. Nguy cơ tử vong do bỏng điện cao hơn so với bỏng nhiệt. Dưới đây là cách sơ cứu bỏng điện mà bất kì ai cũng nên biết.

Bước 1: Cắt nguồn điện 

  • Nhanh chóng cắt nguồn điện và đẩy nạn nhân ra khỏi vùng tiếp xúc với nguồn điện
  • Tuyệt đối không được dùng tay, chân hay bất kì bộ phận nào trên cơ thể chạm vào người nạn nhân cho đến khi cắt được nguồn điện

Bước 2: Kiểm tra bộ phận hoạt động bình thường

  • Khi thấy nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim thì cấp cứu ngay tại nơi xảy ra tai nạn: ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo
  • Chỉ khi nào thấy nạn nhân có mạch đập và thở trở lại mới tiến hành xử lý vết bỏng
  • Dùng gạc, khăn sạch, vải màn,...để che phủ tránh vết bỏng bị nhiễm trùng 
Ép tim ngoài lồng ngực nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngưng thở
Ép tim ngoài lồng ngực nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngưng thở

Bước 3: Đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất

  • Ngay lập tức vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý vết thương kịp thời

4.4. Sơ cứu bỏng hóa chất 

Thông thường chúng ta bị bỏng do hóa chất là vôi tôi, acid sulfuric. Việc sơ cứu bỏng do hóa chất tương tự như sơ cứu bỏng nhiệt. 

  • Bỏng do kiềm, vôi tôi: ngâm rửa vết bỏng bằng nước sạch
  • Dùng nước chanh, dấm ăn và các dung dịch đường (đường ăn, đường mía,...) dễ tìm kiếm trong thời gian gấp gáp
  • Bỏng do acid: dùng nước xà phòng, Natri bicarbonate với nồng độ 2 - 3 % (mua ở ngoài hiệu thuốc) hay dùng nước vôi trong để rửa
  • Trong trường hợp bị bỏng hóa chất vào vùng mắt nên ngâm rửa với nước sạch trong vòng 20 phút
  • Ngay lập tức đưa đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời

4.5. Sơ cứu bỏng do bức xạ

Bỏng do bức xạ mà chúng ta dễ dàng gặp nhất đó là bỏng nắng. Dấu hiệu nhận biết đó là vùng da bị đỏ gay gắt hơn so với những vùng da khác, thậm chí xuất hiện những lớp bong tróc da. 

  • Bạn có thể dùng xà phòng dịu nhẹ cùng với nước ấm hoặc nước mát để mát xa nhẹ nhàng lên vùng da bị bỏng
  • Hoặc có thể dùng khăn mát và ấm chườm lên vùng da bị bỏng
  • Đặc biệt lưu ý là không chà xát lên vết thương
  • Khi các bạn ra đường vào thời tiết nắng nóng, nên mặc áo quần dài tay để bảo vệ làn da của mình dưới những tia cực tím ánh nắng mặt trời

5. Cách chữa bỏng 

Dù vết bỏng nhẹ hay nặng đều để lại những tổn thương nhất định trên da, sức khỏe và tinh thần của nạn nhân. Tùy vào cấp độ bỏng mà nạn nhân gặp phải sẽ có những cách chữa bỏng khác nhau. 

5.1. Các cấp độ bỏng

Ở mỗi cấp độ bỏng sẽ có những dấu hiệu nhận biết và mức độ thương tổn nghiêm trọng khác nhau. Mọi người hãy hết sức lưu ý phân biệt các cấp độ bỏng để có cách chữa bỏng kịp thời nhé.

  • Cấp độ 1: da tấy đỏ, vùng da bị bỏng không bong da
  • Cấp độ 2: bề mặt vùng da bị bỏng xuất hiện các nốt mụn nước, da bị phồng rộp
  • Cấp độ 3: diện tích vùng da bị phỏng phồng rộp lớn và da chuyển sang màu trắng
  • Cấp độ 4: tổn thương hết lớp da và không tự liền được do không còn các thành phần biểu mô
  • Cấp độ 5: đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra các tổn thương sâu đến gân và xương

Đối với các độ bỏng số 1 và số 2 bạn có thể tự sơ cứu và xử lý tại nhà. Còn cấp độ bỏng số 3, 4 và 5 cần phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý vế  bỏng kịp thời. 

5.2. Mẹo chữa bỏng không để lại sẹo

Từ xa xưa khi chưa có bệnh viện hay các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe hiện đại, nhưng ông cha ta đã có những mẹo trị bỏng rất hiệu quả và vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Mọi người đừng quên ghi lại những mẹo chữa bỏng hay ho này ngay nhé.

5.2.1. Cách chữa bỏng bằng nha đam

  • Sử dụng những nhánh nha đam to, tươi, mập mạp
  • Dùng dao cắt bỏ phần lá bên ngoài, lấy phần thịt bên trong và rửa sạch hết nhựa
  • Trong trường hợp gia đình không có sẵn nha đam có thể mua gel hoặc kem nha đam có bán sẵn tại các hiệu thuốc (nên chọn loại 100% nguyên chất)
  • Sau khi cho vết bỏng ngâm ở dưới nước xong, thấm nước nhẹ nhàng vùng da bị bỏng
  • Lấy một lượng nha đam tươi hoặc gel nha đam vào lòng bàn tay và xoa nhẹ nhàng lên vùng bị bỏng
  • Tuyệt đối không được chà xát mạnh lên vết thương
  • Cứ bôi như vậy từ 2 -3 lần/ngày cho đến khi vết thương hết bị đau rát
Chữa bỏng bằng nha đam được nhiều người sử dụng
Chữa bỏng bằng nha đam được nhiều người sử dụng

5.2.2. Cách chữa bỏng bằng kem đánh răng

Ngoài cách trị bỏng trên, nhiều người thắc mắc bị bỏng bôi gì ngoài nha đam. Kem đánh răng chính là sản phẩm hữu dụng trong bất kỳ gia đình nào đều có.

Tương tự như cách làm với trị vết bỏng bằng nha đam ở trên thì bạn thay nha đam bằng kem đánh răng nhé. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa bỏng nhanh nhất đối với những vết bỏng nhẹ có thể xử lý được tại nhà. 

5.3. Những điều tuyệt đối tránh khi trị bỏng

Bị bỏng là tai nạn mà gần như ai cũng đã từng gặp phải. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những điều tuyệt đối phải tránh để vết thương không trở nên nghiêm trọng hơn. Mọi người hãy thử nhớ lại xem bản thân đã từng làm những điều nào dưới đây nhé. 

  • Ngâm vết bỏng dưới nước đá
  • Dùng kem đánh răng bôi trực tiếp lên vết bỏng khi chưa cho vết thương ngâm dưới nước mát từ 15 - 45 phút
  • Chọc vỡ, bóc các vết bỏng
  • Sử dụng thuốc nam là thuốc bỏng để xử lý vết thương có thể gây ra tình trạng loét, hoại tử da thậm chí có thể nhiễm trùng và dẫn đến tử vong
  • Dùng tinh dầu dừa và dầu oliu, nhưng đặc tính của dầu là nóng, giữ nhiệt và khiến cho vết bỏng càng bị nặng hơn.

6. Phòng ngừa tai nạn bỏng

Có thể nói, những hậu quả mà bỏng gây ra tổn thương quá lớn cho tất cả chúng ta. Bỏng là tai nạn có thể phòng tránh được. Chính vì thế chúng ta cần trang bị những kiến thức phòng ngừa tai nạn bỏng càng sớm càng tốt.

  • Đối với gia đình có trẻ nhỏ nên bố trí đồ đạc hợp lý để những ổ điện, nguồn điện không trong tầm mắt hoặc gần với khu vực vui chơi của trẻ tại nhà.
  • Luôn cất giữ các vật dụng dễ cháy nổ ở nơi hoàn toàn riêng biệt, ngoài tầm với của trẻ nhỏ.
  • Nên bố trí những vật dụng dễ gây bỏng như: phích nước, bàn là,...nên có chỗ để riêng. 
  • Không nên để đường dây điện quá thấp.
  • Không nên xây nhà dưới tầm ảnh hưởng của đường dây cao thế.

Với những chia sẻ trên, Bảo vệ Việt Anh mong muốn mọi người có thêm những kiến thức  thiết thực cho cuộc sống đó là cách chữa bỏng. Đây cũng là cách bảo vệ chính mình và người thân yêu không xảy ra những điều đáng tiếc. 

Nếu bạn còn thắc mắc hay muốn Bảo vệ Việt Anh giải đáp những vấn đề xoay quanh cách chữa bỏng có thể comment ngay dưới bài viết. Bên canh đó, có thể liên hệ trực tiếp qua số điện thoại hoặc qua hotline 0584996789 hoặc 0964.651.686 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về các dịch vụ bảo vệ tại Việt Anh nhé.