Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy cụ thể chi tiết

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Bình chữa cháy là công cụ không thể thiếu ở bất kỳ đâu, từ công ty, văn phòng, nơi công cộng tới nhà riêng. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng công cụ chữa cháy phổ biến này không phải ai cũng hiểu rõ. Bài viết sau của bảo vệ Việt Anh sẽ hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy một cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho bạn.

Mục lục
[ Ẩn ]

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đơn giản nhất
Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy đơn giản nhất

1. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy các loại

Để sử dụng được bình chữa cháy, trước tiên bạn cần biết chúng có những loại nào? Về cơ bản thì bình chữa cháy có 2 loại chính là bình chữa cháy cầm tay và bình xe đẩy. Mỗi loại bình chữa cháy lại có đặc tính và cách sử dụng riêng.

1.1 Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay

Khi thiết bị báo cháy báo động cháy xảy ra, hãy nhanh chóng lấy và mang bình tới gần địa điểm cháy.

Bước 1: Lắc và xóc bình 3 - 5 lần để bột tơi.

Bước 2: Giật chốt kẹp chì, chọn hướng đầu gió, hướng loa phun vào gốc ngọn lửa.

Bước 3: Giữ bình khoảng 1,5 m (tùy loại bình) bóp van bình để phun bột chữa cháy ra.

Bước 4: Đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Cấu tạo của bình chữa cháy
Cấu tạo của bình chữa cháy

1.2 Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xe đẩy

Đẩy xe đến chỗ có hỏa hoạn:

Bước 1: Kéo vòi rulo dẫn bột ra, hướng lăng phun bột ở đầu gió hướng vào gốc lửa.

Bước 2: Giật chốt an toàn (kẹp chì), kéo van chính trên miệng bình vuông góc với mặt đất.

Bước 3: Cầm chặt lăng phun (chú ý phải thuận chiều gió) và bóp cò để bột phun ra.

Xem thêm:9 thiết bị phòng cháy chữa cháy ai cũng nên biết

2. Một số chú ý khi sử dụng bình cứu hỏa

  • Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy để nắm rõ tác dụng, cũng như cách sử dụng hiệu quả trên từng đối tượng.
  • Luôn luôn đứng ở đầu gió để phun chữa cháy, nếu gió đổi chiều phải linh hoạt đổi theo.
  • Khi dập các đám cháy chất lỏng, phải phun bột hay chất chữa cháy bao phủ lên bề mặt cháy tránh phun trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài , khiến đám cháy lan ra to hơn.
  • Đám cháy tắt hẳn mới được ngừng phun.
  • Nếu cháy trong nhà nên đứng gần cửa ra vào để thoát thân nếu không khống chế được đám cháy.
  • Cần áng chừng lượng khí đẩy, bột còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
  • Khi phun cần giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
  • Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng nhằm tránh nhầm lẫn.

2.1. Cách kiểm tra bình chữa cháy

Bình chữa cháy cần được kiểm tra thường xuyên theo các tiêu chí sau để đảm bảo khi có sự cố có thể phát huy tác dụng chữa cháy của mình:

  • Kiểm tra bình có còn nguyên niêm phong, tem kiểm định chất lượng của cơ quan có thẩm quyền.
  • Vỏ bình không bị ăn mòn, rò rỉ, bình chữa cháy không có dấu hiệu bị va đập mạnh hoặc biến dạng.
  • Đối với bình chữa cháy bột thì đồng hồ báo khí đẩy phải ở vạch xanh hoặc vạch vàng, nếu kim chỉ vạch đỏ cần mang đi nạp thêm khí đẩy.
  • Cân khối lượng và so sánh với cân nặng ở thời điểm ban đầu, hoặc cẩn thận hơn sau mỗi lần sử dụng nên mang đi kiểm tra lại ở các cơ sở uy tín.
  • Kiểm tra vòi phun, cò bóp nếu có vấn đề thì cần khắc phục.
  • Nên kiểm tra định kỳ bình chữa cháy của mình.

Bình chữa cháy xe đẩy
Bình chữa cháy xe đẩy

2.2. Những điểm chú ý khi bảo quản bình chữa cháy

  • Bình cần để nơi dễ thấy, thuận tiện cho việc chữa cháy.
  • Để bình ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh nơi có nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt mạnh. Nếu để ngoài nhà cần phải có mái che.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, thay thế nếu bình có hỏng hóc hay trục trặc kỹ thuật. Thời gian kiểm tra có thể là 3 tháng/lần hoặc theo quy định của nhà sản xuất.

3. Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy CO2

Ngoài bình chữa cháy bột, chúng ta còn có một loại bình chữa cháy bằng khí. Sau đây bảo vệ Việt Anh xin giới thiệu về bình chữa cháy CO2.

Tìm hiểu thêm: Top 5+ hệ thống chữa cháy bằng khí dập tắt mọi đám cháy

3.1 Khái niệm

Bình chữa cháy CO2 là loại bình chữa cháy chuyên sử dụng khí lạnh dạng “Cacbon Dioxit” hóa lỏng có ưu điểm chữa cháy trên các thiết bị điện tử vi mạch hiệu quả cao. Bình CO2 sau khi xịt sẽ tự động bốc hơi để lại hiện trường sạch sẽ hơn nhiều so với bình chữa cháy bột, đặc biệt không ảnh hưởng tới vật cháy.

Với thiết kế khí nén áp lực cao nên một bình chữa cháy CO2 MT3 có chứa 3kg khí thì tổng trọng cả bình có thể lên tới 10kg.

Cách sử dụng bình cứu hỏa hiệu quả
Cách sử dụng bình cứu hỏa đúng cách

3.2 Bình chữa cháy CO2 có thể dùng chữa các đám cháy nào?

Bình CO2 có thể dùng dập tắt:

  1. Đám cháy loại A: Các đám cháy liên quan tới vật rắn như gỗ, giấy, vải.
  2. Đám cháy loại B: Đám cháy chất lỏng như xăng, dầu,...
  3. Đám cháy loại C: Đám cháy chất khí như gas, methane,..
  4. Đám cháy loại E: Đám cháy liên quan tới các thiết bị điện.

3.3 Lưu ý khi sử dụng bình CO2

  • Bình CO2 không được sử dụng bình này để chữa những đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, than cốc hoặc phân đạm.
  • Những đám cháy có liên quan đến thiết bị điện hoặc điện tử tốt nhất nên dùng bình chữa cháy CO2 vì khí CO2 sẽ bay hơi do đó bạn sẽ không cần vệ sinh nhiều sau đám cháy.
  • Không nên dùng bình chữa cháy CO2 dập các đám cháy ngoài trời.
  • Không nên dùng ở những đám cháy trong nhà kín nhiều người vì có thể gây ngạt.
  • Lúc phun, chỉ được cầm phần nhựa cao su trên vò và loa phun.
  • Không được phun trực tiếp vào người vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Khí CO2 sẽ tan nhanh trong không khí nên bạn cần phun trực tiếp vào vật đang cháy.

Qua bài viết hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy, chúng tôi mong rằng bạn đọc đã có những hiểu biết cần thiết để xử lý tình huống cháy nổ một cách an toàn.