Kỹ năng phòng cháy chữa cháy giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm

Xếp hạng: 4.5 (2 bình chọn)

Trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho bản thân, thành viên trong gia đình và cán bộ công nhân viên tại công ty, tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính mạng khi xảy ra cháy nổ.

Mục lục
[ Ẩn ]
Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy
Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy

1. Phòng cháy chữa cháy là gì?

Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy
Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy

Để nắm rõ được kỹ năng phòng cháy chữa cháy trước tiên bạn cần phải hiểu khái niệm phòng cháy chữa cháy là gì? Từ đó bạn hiểu rõ hơn về công việc của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Đồng thời có thể tham gia hỗ trợ kịp thời trong các hoạt động phòng cháy chữa cháy.

Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ cháy, nổ, hoả hoạn có thể xảy ra. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả, làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra.

2. Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản bạn cần biết?

Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy
Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy

Chúng ta cũng biết là hỏa hoạn là một trong những tai nạn nguy hiểm nhất. Một khi xảy ra cháy, ngọn lửa sẽ không chừa một thứ gì và bất cứ ai. Và thời gian để ngọn lửa thiêu rụi cả tòa nhà cũng rất nhanh chóng.

Cho nên khi đã xảy ra cháy, chúng ta không có nhiều thời gian để suy nghĩ và tìm cách đối phó nữa. Vì vậy, kỹ năng phòng cháy chữa cháy thật sự cần thiết, là kiến thức phải được trang bị để bạn có thể giúp đỡ người khác và thoát ra khỏi đám cháy một cách an toàn.

2.1. Cần tìm hiểu khi đến một ngôi nhà, tòa nhà

Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy
Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy

Việc đầu tiên bạn phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể bạn không đi bằng lối này nhưng vẫn cần phải biết. Thông thường nó nằm gần thang máy, có chỉ dẫn bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh.

Nên chú ý đến vị trí đặt phương tiện chữa cháy để sử dụng khi cần (trước đó nên tham dự một buổi học về cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn). Đôi khi 1 cuộn vòi chữa cháy cũng chính là một vật dụng để thoát nạn.

Nên trang bị mỗi tầng hay đơn nguyên một thiết bị thoát nạn như: dây cứu nạn, thang dây, ống trượt... hay đơn giản là một cuộn dây đủ chắc. 

Tuy nhiên phải chú ý đến chiều dài của dây, có thể không nhất thiết phải xuống tới đất mà chỉ cần xuống đến ngày tầng dưới tầng bị sự cố, sau đó ta lại có thể xuống tiếp bằng cầu thang bộ.

2.2. Kỹ năng phòng cháy chữa cháy khi có cháy nổ

Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy
Nắm chắc được các kỹ năng cơ bản phòng cháy chữa cháy
  • Một trong các kỹ năng phòng cháy chữa cháy quan trọng chính là không hoảng loạn, cố gắng bình tĩnh, tìm cách giảm thiểu mức độ thương vong tối đa cho bản thân và gia đình.
  • Suy xét và áp dụng ngay các biện pháp để tránh khói khí độc. Bởi trong nhiều vụ cháy lượng người tử vong vì ngạt khí còn nhiều hơn là bị bỏng.
  • Nếu có điện thoại hãy gọi 114 hay Công an phường, người thân để báo cho mọi người biết có cháy và vị trí bạn đang bị kẹt.
  • Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy. Nếu không được, hãy tìm cách thoát ra khỏi toà nhà qua các lối thoát nạn thông thường cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (Lối ra) là lối an toàn nhất.
  • Trước khi mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách huơ lòng bàn tay (sau đó sờ tay) lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn mới mở. Khi mở nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa tạt (overflash). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.
  • Nếu không thể ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng nó lại. Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, hãy dùng giẻ, vải nhúng nước chặn lại. Nên nhớ bạn có nguy cơ chết vì khói khí độc trước khi bị nhiệt thiêu đốt.
  • Di chuyển sang phòng khác hoặc ra ban công, cửa sổ gọi to và dùng quần áo màu sáng vẫy ra hiệu người ở dưới.
  • Nếu có dây cứu nạn hay thang dây... thì dùng nó để thoát, nếu không có, có thể tận dụng các dây đủ chắc sẵn có trong nhà để tụt xuống. 
  • Đôi khi tấm rèm ga xé dọc hay quần áo gió buộc lại cũng là sợi dây cứu lý tưởng. Hãy mặc nhiều quần áo và quấn nhiều giẻ vào tay trước khi tụt dây.
  • Nếu phải băng qua lửa, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu.
  • Nếu di chuyển trong phòng có nhiều khói hãy bò hoặc đi khom người vì nồng độ Oxy ở phía dưới cao hơn.
  • Tuyệt đối không nhảy xuống, trừ khi có đệm không khí của lực lượng chữa cháy, cứu nạn cứu hộ ở dưới.
  • Trong mọi trường hợp, điều quan trọng nhất là sự sống sót của bạn và người thân. Nhớ nằm lòng bí quyết thoát ra khỏi đám cháy chính là “dừng lại, nằm sát đất, lăn tròn, che mặt lại” và không hít khói.

Bài viết trên đây Bảo vệ Việt Anh xin gửi đến bạn những kỹ năng phòng cháy chữa hiệu quả. Nếu có điều gì cần giải đáp, bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để cùng thảo luận nhé.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thoát hiểm khi xảy ra cháy ai cũng cần biết