Bát Cực Quyền - Môn võ hạ gục đối phương chỉ bằng một đòn đá

Xếp hạng: 4 (7 bình chọn)

Bát Cực Quyền là gì và những điểm đặc sắc bạn không nên bỏ qua. Mời bạn đọc cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu về môn võ thú vị này nhé. 
 

Mục lục
[ Ẩn ]
Bát Cực Quyền
Bát Cực Quyền

1. Bát Cực Quyền là gì?

Bát Cực Quyền là một môn quyền trong các phái võ miền Bắc của Trung Hoa với tên đầy đủ là “Khai môn Bát Cực Quyền”, hay còn có tên gọi khác là “Nhạc sơn Bát Cực Quyền”.

2. Lịch sử hình thành Bát Cực Quyền

Hầu hết, người ta đều công nhận Bát Cực Quyền xuất xứ từ Mạnh Thôn. Đây vốn là nơi thuộc khu tự trị dân tộc Hồi, gần với Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc. Hệ thống quyền được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong khoảng những năm 1644 thời nhà Thanh.

3. Nguồn gốc Bát Cực Quyền

Nguồn gốc hình thành phái võ này có nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Có ghi chép cho rằng Bát Cực Quyền do một đạo sĩ họ Lại truyền dạy cho Ngô Chung. Một ghi chép khác lại viết Trương Nhạc Sơn truyền cho Ngô Chung.

Ngô Chung là người thôn Hậu Trang Khoa, huyện Khánh Vân, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông đã dành thời gian tu rèn võ nghệ, sau đó truyền dạy cho con gái là Ngô Vinh. Mãi sau này, cả gia đình họ Ngô di cư đến Mạnh Thôn và dần trở thành nơi truyền bá Bát Cực Quyền.

Đến nay chưa có tài liệu chính xác về nguồn gốc của Bát Cực Quyền
Đến nay chưa có tài liệu chính xác về nguồn gốc của Bát Cực Quyền

4. Lịch sử các Chưởng Môn Bát Cực Quyền

Triều nhà Thanh đời vua Khang Hy, võ sư Đinh Phát Tường đã dùng Bát Cực Quyền đã hạ gục hai đại lực sĩ người Nga vốn tự xưng là vô địch thiên hạ. Nhờ vậy, ông được vua ban tặng danh hiệu “thiết tráng sĩ võ hiệp”.

Sau võ sư Đinh Phát Tường, nhiều danh nhân môn phái này được biết đến nhiều hơn như: Bát Cực Quyền Lý Thư Văn, Đinh Ngọc Lâm, Ngô Tú Phong,... Hiện nay, chưởng môn phái võ là Đinh Nhuận Hoa, hậu duệ đời thứ 13 của Đinh Phát Tường.

5. Đặc điểm Bát Cực Quyền

Bát Cực Quyền được giới võ thuật Trung Hoa cũng như giới võ thuật Việt Nam kính nể. Thực tế lịch sử ghi chép, dưới thời Thanh triều, hầu hết các Đế vương đều học Bát Cực Quyền và sử dụng võ sư môn phái này làm hộ vệ. Hoặc vua sẽ dùng họ làm giáo đầu cho các võ quan cao cấp của mình.

5.1. Những điểm đặc sắc của Bát Cực Quyền

Đây là phái võ có lực tấn công mạnh, sức phá hủy được đánh giá là “bằng hàm đột kích”, tức là một đòn võ có thể khiến núi đồi lung lay. Bát Cực Quyền có lực tấn công xuất phát từ chân cước - một kỹ thuật dậm mạnh chân xuống đất.

Với sức mạnh hủy diệt ghê gớm, môn võ này đã tác động hết toàn thân, truyền năng lượng sinh ra từ chân cước của phần thân dưới đến đối phương. Bát Cực Quyền dùng kiểu đánh lấy tấn công làm trung tâm. Tư thế trong chiến đấu không bị vỡ đường trung tâm của cơ thể, tấn công và phòng thủ ngay trong trạng thái đứng.

5.2. Những điểm đặc trưng của Bát Cực Quyền

Điểm đặc trưng của môn phái võ thuật này chính là tiếp cận chiến. Tức là đối với tư thế tiếp cận đối thủ thì vững chãi, ra đòn thì ngắn, nhanh, mạnh và dứt khoát.

Kỹ thuật tấn công không giới hạn ở quyền (nắm đấm) hay chưởng (lòng bàn tay). Có thể liên tiếp ra đòn đánh chỏ (khuỷu tay) hay dùng cả thân người húc vào.

5.3. Lý luận Bát Cực Quyền

Lý tưởng chiến đấu của Bát Cực Quyền là “công phòng nhất thể” (công thủ hợp nhất). Có thể hiểu rằng lối đánh vừa tấn công vừa phòng ngự, vừa bảo vệ mình vừa tấn công địch. Với hai hành động tương phản tiến hành đồng thời đã tạo ra phương pháp chiến đấu không có sơ hở.

Bát Cực Quyền đã hiện thực hóa lý tưởng chiến đấu công phòng nhất thể thông qua 3 đặc điểm:

5.3.1.

Sử dụng kỹ thuật đánh gục địch chỉ bằng một đòn, là một kỹ thuật tối cao của môn võ này. Nếu một đòn hạ gục đối phương thì sẽ không bị phản kích lại, biến công kích thành phòng ngự. Đúng hơn, chủ nghĩa này đã lấy sức công kích bạo liệt nhất làm phòng vệ chắc chắn nhất.

Công kích mạnh mẽ là một trong ba lý luận quan trọng của Bát Cực Quyền
Công kích mạnh mẽ là một trong ba lý luận quan trọng của Bát Cực Quyền

5.3.2. Tiếp cận chiến

Đặc điểm chiến đấu này có 3 loại khoảng cách là cự ly tầm xa (đòn đánh trúng đích); cự ly tầm trung (vươn tay chạm đích) và cự ly gần (địch với ta dính chặt nhau, không thể tự do ra đòn). Bát Cực Quyền thiên về chiến đấu cự ly gần để dễ phòng ngự và tập trung tấn công.

5.3.3. Biến hóa đa dạng

Môn võ này có công phu trấn sơn tinh hoa cực nội công tâm pháp với 64 thế thủ, 24 thức, 8 đỉnh, 12 đề, 108 chiêu biến hóa tấn công và Lục hợp đại thương mật phổ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về phái võ Bát Cực Quyền mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu hơn về võ thuật Trung Hoa cũng như có thể áp dụng vào đời sống của bạn. Chúc bạn thành công!