Khỏe mạnh hơn nhờ việc luyện khí công mỗi ngày

Xếp hạng: 3.1 (7 bình chọn)

Bạn đã từng nghe đến "luyện khí công". Bài viết này, bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết khí công là gì? Công dụng và các phương pháp luyện khí đơn giản nhé.

 

Mục lục
[ Ẩn ]

Luyện khí công
Luyện khí công

1. Khí công là gì?

Khí công là thuật ngữ để chỉ rất nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tâm thần để đạt được sức khỏe, luyện võ và tự giác ngộ. Nói cách khác, khí công là công phu của việc dùng khí và trải qua một thời gian nỗ lực và khó khăn mới đạt được.

2. Công dụng của khí công

  • Tạo cân bằng âm dương giúp thân thể được bảo tồn
  • Điều hòa khí huyết giúp hoạt động sinh mệnh cơ thể vận hành ổn định
  • Lưu thông kinh lạc làm thuyên giảm bệnh tật
  • Bồi dục chân khí
  • Dự phòng và điều trị bệnh tật
  • Tác dụng bảo vệ và kiện toàn sức khỏe
  • Kéo dài tuổi thọ
  • Những công việc cần đến sức lực nhiều như: dịch vụ bảo vệ, người lao động tay chân,... do vậy luyện khí công là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu thêm:Môn võ Hồng Gia Quyền cần thiết cho nhân viên bảo vệ

3. Phân loại khí công 

Khí công là hệ thống luyện tập được chia thành 3 loại: khí công trị bệnh, khí công võ thuật và khí công tu luyện.

3.1. Khí công để trị bệnh

Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, khí công có riêng một khoa mục dành để nghiên cứu phòng và chữa trị bệnh tật.

3.2. Khí công để luyện võ thuật

Đối với võ thuật, khí được xem là một loại năng lượng trong cơ thể. Do đó, khí công là sử dụng phép vận khí, tụ khí làm tăng khả năng chống đỡ các đòn đánh và nâng cao trình độ luyện võ.

Lực chống đỡ các đòn đánh của đối phương khá mạnh, thậm chí là đâm thương yết hầu,... Trong đó, phần lớn kỹ thuật vận khí trong võ thuật đã được ém giấu không thể hiện ra bên ngoài.

3.3. Khí công để tu luyện

Khí công tu luyện chú trọng về hàm dưỡng và tâm tính. Gồm khí công Đạo gia và khí công Phật gia.

3.3.1. Khí công Đạo gia

Đây là loại khí công chú trọng nội ngoại kiêm tu, tức là vừa luyện võ vừa tu nội. Bên cạnh đó, khí công Đạo gia còn chú trọng hàm dưỡng tâm tính ở sự chân thật và ngay thẳng.

Đạo gia có phương pháp xếp bằng gọi là “đơn bàn”. Tức là, chân này đặt trên chân kia, hai chân song song và áp chặt các huyệt vị. Đạo gia cũng có các trường phái là: Võ Đang, Nga Mi, Tai Chi (Thái Cực Quyền),...

3.3.2. Khí công Phật gia

Khí công Phật gia chú trọng đến tu tâm tính ở sự thiện lành và từ bi. Phật gia có phương pháp xếp bằng là “song bàn”. Tức là, hai chân bắt chéo chồng lên nhau theo thế hoa sen. Khác với Đạo gia, khí công Phật gia có các trường phái là: Mật tông Tây Tạng và Pháp Luân Công.

Khí công được chia thành nhiều loại để phù hợp với mục đích của mỗi cá nhân
Khí công được chia thành nhiều loại để phù hợp với mục đích của mỗi cá nhân

4. Những nguyên tắc cần tuân theo để luyện tập khí công hiệu quả

Đối với nơi tập luyện phải thông và thoáng khí, nghĩa là lưu động khí đầy đủ. Hiểu một cách phong phú, nơi tập không phải nơi sâu thẳm dưới lòng đất hay trên đỉnh núi cao chót vót.

Đối với cách thức tập luyện có rất nhiều phương pháp và cách vận hành khác nhau. Nhưng nhìn chung, nên chọn cách tập nhẹ nhàng, thanh thoát và an toàn. Đặc biệt, luyện khí công phải khỏe lên mỗi ngày, nếu không thì đã sai và ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.

5. Phương pháp tập khí công đơn giản

Để có thể tập luyện khí công, bạn cần có tinh thần ổn định và thoải mái nhất. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thêm các dụng cụ, vật liệu cần thiết.

5.1. Chuẩn bị cho người mới bắt đầu luyện khí công

Cần lựa chọn nơi an tọa thích hợp với không gian yên tĩnh, thoải mái. Trong khi luyện bộ môn này, nhất định không thể bị sao lãng bởi tiếng ồn xung quanh. Người tập luyện cũng cần chuẩn bị thêm một nắm lá rau tần ô hoặc tía tô, một chai dầu nóng phòng bị.

5.2. Bước vào giai đoạn tập khí

Thực hiện ngồi tọa ngay ngắn, theo tư thế bán kiết già. Bàn tay có thể thủ ấn như hình hoặc có thể buông xuôi úp mặt xuống đặt hờ trên hai bên đầu gối.

5.3. Tập hít thở

Việc tập hít thở này cũng giống như nhiều môn võ thuật cổ truyền Việt Nam và phương pháp tập hít thở rất quan trọng. Người tập phải hít thật sâu bằng miệng sao cho khí đi vào đầy trong lồng ngực đến mức không tiếp khí vào được nữa. Sau đó, dùng hết sức thở phụt mạnh luồng khí ra ngoài theo đường mũi.

Tập luyện và lặp lại như thế trong khoảng 3 phút (tương ứng khoảng 10 – 20 lần hít thở). Mục đích giúp cho phổi có thể căng phồng, toàn bộ các nan khí được làm việc. Tàn khí còn dư trong phổi và lồng ngực được đẩy ra theo hơi thở dồn khí này.

5.4. Tạo hơi nồng trong khí quản, hít thật sâu bằng miệng thở ra mũi 2 lần

Phương pháp tạo hơi nồng trong khí quản: Sử dụng một lá tía tô hoặc lá tần đã được chuẩn bị sẵn đưa vào miệng. Mục đích để tạo hơi nồng trong khí quản, giúp cho khí lưu thông trong thân thể dễ dàng hơn.

Hít thật sâu bằng miệng thở ra mũi 2 lần, đến lần thứ 3 thì giữ hỗn khí lại trong lồng ngực. Lúc này, đưa khí lên huyệt Nhân Trung, từ Nhân Trung đưa xuống Thừa Tương, từ Thừa Tương đưa xuống Thiên Đột. Tiếp tục vòng ngược lại, từ Thiên Đột – Thừa Tương – Nhân Trung và thở ra.

5.5. Duy trì hít thở tới lui 3 huyệt đạo ấy

Tập hít thở và thở đúng trong khi luyện khí công rất quan trọng
Tập hít thở và thở đúng trong khi luyện khí công rất quan trọng

Tương tự như cách hít thở của những hệ phái võ thuật Việt Nam. Ban đầu luyện tập chỉ nên tập dần hít thở tới lui 3 huyệt đạo ấy, như cách mà người đời dọn đường tạo thành đường mòn vậy.

Vì thông thường, ta vận dụng một phần hỗn khí nhưng nó lại không đi đúng các chủ mạch nên không thể vận chuyển hóa một cách hữu ích được. Do đó, cần duy trì đưa khí tới lui 3 huyệt đạo chừng vài hôm.

6. Những ngộ nhận sai lầm về khí công

Mặc dù tập luyện khí công có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, vẫn có những ngộ nhận sai lầm về bộ môn này. Công ty Bảo vệ Việt Anh giúp bạn làm sáng tỏ vấn đề này. 

6.1. Tập khí công khó khăn

Về bản chất, khí công không có gì khó khăn hay thách thức, đòi hỏi cao siêu từ người tập. Những bài tập cơ bản chỉ yêu cầu hơi thở hòa hợp với vận động cơ thể. Con người bình thường đều lao động chân tay, tập thể dục nhưng không luyện nội tạng. Do đó, khí công chính là luyện nội tạng ngày càng khỏe mạnh, tốt hơn.

6.2. Không phải ai cũng có thể tập khí công

Luyện khí công cơ bản chính là tập thở. Mà tập thở thì ai cũng làm được. Do đó, ngộ nhận này là sai và không có căn cứ.

6.3. Tập khí công tốn thời gian mà không đem lại hiệu quả

Nhiều người chưa luyện khí công sẽ tưởng tượng và cho rằng, đây là bộ môn ngồi thiền. Nhưng thật ra, chuyện tập khí công ngày mấy tiếng chỉ có ở thời Xuân Thu Chiến quốc, chứ vào thời cuối đời nhà Thanh, đầu Dân quốc, nghiên cứu về khí công đã tương đối hoàn chỉnh.

Những kỹ thuật về sau này chỉ tính bằng phút chứ không tính bằng hàng giờ đồng hồ. Chẳng hạn, tập khí công cho sức khỏe chỉ tập hơn 4 phút một ngày, không nên luyện quá 4 phút một ngày.

6.4. Tập khí công dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”

Không chỉ riêng luyện khí công mà trong tất cả các bộ môn khác như: nhóm võ Bình Định, Bắc Hà,... Tập luyện hời hợt hoặc sai cách luôn không tốt. Do đó, tập khí công đúng trong khuôn khổ, nghiêm túc thì nó sẽ bồi đắp căn cơ, cốt lõi vào nội tạng cơ thể, làm cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.

6.5. Khí công cao thì võ thuật cao

Đây là một trong những ngộ nhận sai lầm nghiêm trọng và nguy hiểm. Như đã giải thích ở trên, khí công là luyện nội tạng bên trong, giúp cho vận động và sinh ra năng lượng cho cơ thể. Nếu đem ra để thi đấu như những môn võ Vovinam, Taekwondo,... Gân cơ phải bền chắc và chịu được va đập, ý thức về quyền cước mới có thể ra đòn được.

Nhiều người có ngộ nhận sai lầm về luyện khí công
Nhiều người có ngộ nhận sai lầm về luyện khí công

7. Câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp về luyện khí công được chúng tôi sưu tầm và giải đáp. Mời bạn đọc tham khảo để biết thêm chi tiết.

7.1. Khí công trị bệnh theo cách nào?

Người luyện khí công giúp cải thiện giấc ngủ, giảm áp lực, an tĩnh nội tâm. Từ đó đạt đến trạng thái thân thể nhẹ nhàng, bệnh tật không còn. Nói chung, các phương pháp luyện khí công đều có tác dụng tích cực đến toàn bộ cơ thể nói chung và hệ thống hô hấp nói riêng.

7.2. Khí công tác động tới cơ thể con người như thế nào?

Khí công đả thông kinh mạch, cân bằng âm dương trong cơ thể người. Luyện bộ môn này giúp thanh lọc và loại bỏ các chất độc ra ngoài cơ thể, khôi phục trạng thái hoạt động bình thường. Chính vì thế, luyện khí công giúp kéo dài tuổi thọ, có lợi cho phục hồi thể lực những người bị bệnh.

7.3. Lọ dầu nóng trong luyện khí công có vai trò gì?

Người tập luyện sử dụng dầu nóng thoa vào các vị trí có huyệt. Khi đó, dầu nóng làm cho thần trí họ tập trung hơn về các điểm huyệt đạo. Nhờ vậy mà người tập vận khí mới có thể đưa tới đó như ý nguyện được. Còn nếu không thoa dầu nóng thì thần trí khó điều khí, nó tản mát, lan man không thể tập luyện hiệu quả.

Khí công được ví như bữa cơm chén nước hằng ngày. Ai chăm chỉ luyện tập sẽ có được sức khỏe dẻo dai, tâm trí minh mẫn như mong muốn. Nếu bạn đang quan tâm luyện khí công thì cần có kế hoạch nghiêm túc, kiên nhẫn, không nóng vội. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:Võ Thiếu Lâm - Tinh tuý võ thuật được đúc kết ngàn đời