Võ thuật Việt Nam - Niềm tự hào của dân tộc

Xếp hạng: 4.3 (4 bình chọn)

Võ thuật Việt Nam đưa đất nước lên một tầm cao mới, cường quốc năm châu có cái nhìn hoàn toàn khác. Bạn đọc hãy tìm hiểu xem đó là gì qua bài chia sẻ này nhé. 

Mục lục
[ Ẩn ]

Võ thuật Việt Nam
Võ thuật Việt Nam

1. Võ thuật là gì?

Trước khi tìm hiểu về võ thuật Việt Nam, bạn cần biết khái niệm võ thuật là gì? Võ thuật là kỹ thuật hay còn là phương thức dùng sức mạnh (nội lực, ngoại lực) để chiến đấu với đối phương. Võ thuật thường hướng đến mục tiêu đem đến lợi ích cho người học. Mang lại chiến thắng trong các cuộc chiến đấu võ thuật, rèn luyện sức khỏe và tính cách người học. 

2. Võ thuật Việt Nam là gì?

Võ thuật Việt Nam là tên gọi tổng thể hệ thống võ thuật, các môn phái, bài thảo, võ sư khai sinh, sinh sống và phát triển tại Việt Nam. Các võ sư do chính người Việt làm chưởng môn. Xây dựng, sáng tạo từ khi đất nước còn sơ khai cho đến ngày nay. Có những đặc trưng riêng để phân biệt, so sánh với các võ phái nước ngoài. 

3. Nguồn gốc võ thuật Việt Nam

Từ khi đất nước ta còn sơ khai lập quốc, ông cha ta đã biết cách săn bắn, hái lượm chiến đấu với thú rừng để bảo vệ chỗ ở, gia đình. Võ thuật lúc này còn đơn giản, tự phát và sử dụng vũ khí chiến đấu thô sơ. 

Từ đây, những chiêu thức săn bắn, chiến đấu truyền lại cho những người đời sau. Bắt đầu từ đây, võ thuật hình thành và phát triển dần theo thời gian. 

4. Lịch sử phát triển võ thuật Việt Nam

Khát khao xây dựng, chiến đấu bảo vệ vùng lãnh thổ là điều luôn có sẵn trong mỗi người con mang dòng máu Lạc Hồng. Võ thuật Việt Nam cũng trải dài và không ngừng thay đổi trong suốt hai thập kỷ lịch sử nước nhà.

Những sự kiện lịch sử được ghi vào sử sách vang danh thế giới: chiến thắng trên sông Bạch Đằng (năm 938), chiến thắng nhà Thanh (năm 1789),... Tất cả những chiến thắng ấy nhờ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc sử dụng binh pháp và binh khí.

Đến thế kỷ 14, thời kỳ của hai nhà Lý, Trần tranh đấu. Thế nhưng, võ thuật lại được chú trọng. Các nhà sư của Phật giáo thời bấy giờ hội tụ đầy đủ: thần, khí, ý, lực và võ. Các nhà sư thường xuyên tổ chức lễ hội: đấu võ tỉ thí tay không hoặc có binh khí.

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ Việt Nam đã có những bước thay đổi lớn. Thời gian này, võ Việt Nam hoạt động dưới hai hình thức: bình dân (diễn ra tại các lễ hội, để giải trí, nâng cao tinh thần thượng võ) và triều đình (rèn luyện và thi đấu võ thuật). Môn võ thi đấu nổi tiếng thời bấy giờ là vật Liễu Đôi ở Nam Định.

Khi đất nước trong thời chiến, võ thuật truyền bá đông đảo đến mọi người
Khi đất nước trong thời chiến, võ thuật truyền bá đông đảo đến mọi người

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, thời kỳ những cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra thường xuyên. Đây cũng là thời gian võ thuật vẫn không ngừng phát triển, Pháp thuộc có mạnh mẽ, đàn áp đến đâu cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển mạnh mẽ của võ thuật. 

Những lò luyện võ vẫn hoạt động trong âm thầm. Các võ sư luôn bí mật truyền lại võ công cho học trò. Các trung tâm võ thuật lừng danh thời bấy giờ cũng được mở ra: Thăng Long (Hà Nội ngày nay), Thanh Hoá, Nghệ An, Bình Định,...

Cuối thế kỉ 19 đến hết đầu thế kỷ 20, những trường phái võ thuật nước ngoài bắt đầu du nhập vào nước ta như: Judo, Karate (Nhật Bản), Teakwondo (Triều Tiên bấy giờ), Wushu,...

Nước ta sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những thứ hay ho, mới lạ từ các nước năm châu để làm phong phú thêm võ thuật dân tộc. Tuy nhiên, võ thuật Việt Nam hoà nhập chứ không hoà tan vẫn giữ được sự độc đáo, riêng biệt của nền võ thuật nước nhà.

5. Đặc điểm nổi bật của võ thuật Việt Nam

Trong chiến tranh, nước ta bị Trung Quốc, Pháp, Mỹ chiếm đóng một thời gian dài. Truyền bá văn hoá, phong tục tập quán,... Để thực hiện mục đích “ngu dân”. Bởi vậy, võ thuật Việt Nam chịu ảnh hưởng ít nhiều từ võ thuật từ những nước khác.

Tuy nhiên, ông cha ta vẫn luôn cố gắng gìn giữ và phát triển những cái riêng nhất của võ thuật nước nhà cho đến ngày nay. Mọi người cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu võ thuật Việt Nam có đặc điểm gì nhé. 

5.1. Lời giới thiệu

Lời giới thiệu những bài quyền, bài khí ông cha ta sử dụng thơ, phú có gieo vần và thường là thơ Nôm. Học võ thường khá khô khan, khó học. Chính vì thế, việc dùng thơ giúp người học dễ nhớ, dễ thuộc hơn. 

5.2. Bộ pháp

Bộ pháp trong võ thuật được vận hành theo đồ hình bát quái. Ai đã từng học võ biết đến “lưỡng túc bát quái vi căn”. Dùng hai chân làm nền tảng vững chắc, khi di chuyển nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay. 

5.3. Cước pháp

Bàn về cước pháp thì không thể không kể đến độc cước. Sử dụng những đòn đá nhanh chóng, mạnh, dứt khoát để tấn công đối phương ở tầm trung đẳng trở xuống (tấn công những bộ phận từ phần cổ trở xuống). Hạn chế những đòn đá bay mang tính chất biểu diễn, chú trọng về tính ứng dụng hơn. 

5.4. Thủ pháp

Tương tự như bộ pháp, thủ pháp cũng vận hành theo đồ hình bát quái. Sử dụng nguyên lý "song thủ ngũ hành vi bản". Sử dụng hai tay lấy ngũ hành làm nền tảng. 

5.5. Kỹ thuật

Các đòn thế được chọn lọc kỹ lưỡng để phù hợp với từng môn võ, đối tượng, địa hình. Các kỹ thuật trong võ thuật Việt Nam tập trung vào tính ứng dụng cao. Lối đánh cộng lực được tận dụng triệt để hạ gục đối phương nhanh chóng. 

5.6. Binh khí

Binh khí trong võ thuật Việt Nam chủ yếu là dụng cụ khá thô sơ: quốc, xẻng, roi chiến (cây tầm vông). Một số võ phái tại vùng đất võ thuật nổi tiếng Bình Định còn sử dụng vũ khí là dải lụa được buộc vật nặng ở đầu. Vũ khí này có phần giống với vũ khí mềm nhuyễn tiên Trung Quốc. 

6. Các nhóm võ thuật Việt Nam

Để có thể kể hết các nhóm võ thuật Việt Nam thì không thể nào đếm xuể. Tuy nhiên, những ai đã và đang học võ thì đều biết đến những nhóm sau:

6.1. Nhóm Bắc Hà

Nói rằng miền Bắc là cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam thì cũng không ngoa. Bởi lẽ, ở những thời kỳ phong kiến, triều đình thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu võ thuật. Sau năm 1880, võ thuật bị triều đình bãi bỏ và không được phép hoạt động sôi nổi. Tuy nhiên, một số môn phái vẫn được ông cha ta lưu truyền cho đến ngày nay: 

  • Thiên Môn Đạo
  • Vật truyền thống
  • Việt Võ Đạo 
  • Võ Nhất Nam
  • Phái Nam Hồng Sơn

6.2. Nhóm Bình Định

Võ Bình Định là một cái tên quá nổi tiếng trong giới võ thuật Việt Nam. Để bàn về sự đa dạng các bài võ và sức mạnh tấn công đối phương của võ Bình Định thì không có ngôn từ nào diễn tả được. Nhóm võ này một số bài phổ biến sau:

  • Hùng Kê Quyền (tay không)
  • Ngọc Trản Quyền (tay không)
  • Bạch Điêu (tay không)
  • Tứ Hải (tay không)
  • Thái Sơn Côn (roi)
  • ...

Nhóm võ thuật Bình Định
Nhóm võ thuật Bình Định 

6.3. Nhóm Nam Bộ

Trong thời loạn, chính sự di cư của mọi người từ nhiều vùng miền khác nhau đến miền Nam đã tạo nên hệ thống võ thuật Nam Bộ khá đa dạng. Sự pha trộn nhiều môn võ, kỹ thuật thay đổi ít nhiều để phù hợp với nơi đây. Nổi tiếng phải kể đến những cái tên như:

  • Vovinam
  • Thanh Long Võ Đạo
  • Bạch Hổ võ phái
  • Tân Khánh Bà Trà
  • Thiếu Lâm Phật Gia Quyền
  • ....

6.4. Nhóm võ thuật nguồn gốc Trung Hoa

Cho đến nay, văn hoá của dân ta bị ảnh hưởng ít nhiều bởi nền văn hoá Trung Quốc do chiến tranh. Vì vậy, võ thuật nước nhà cũng không thể tránh khỏi những ảnh hưởng. Một số nhóm võ thuật có nguồn gốc Trung Hoa được chấp nhận và giảng dạy tại Việt Nam:

  • Thiếu Lâm Tự
  • Bắc Mã Sơn
  • Lâm Sơn Động
  • Phật Gia Quyền
  • Không Động

6.5. Nhóm võ thuật Việt Nam ở nước ngoài

Để không phụ lòng mong mỏi đưa võ thuật nước nhà vươn tầm thế giới. Võ thuật Việt Nam cũng luôn đồng hành theo bước chân người Việt đi khắp năm châu bốn bể.

Theo con số thống kê tính đến hiện nay, riêng tại Pháp có hơn 22 môn phái võ thuật có nguồn gốc từ Việt Nam và có 30.000 võ sinh theo học. Một số môn phái có sức ảnh hưởng nhất định đến bạn bè năm châu như:

  • Phái Cửu Long
  • Phái Nam Hổ Quyền
  • Phái Trung Hoà
  • Phái Thanh Long
  • Phái Sơn Lâm Hắc Hổ

6.6. Nhóm võ thuật nguồn gốc nước ngoài

Với phương châm luôn tiếp thu cái mới và phát triển cái cũ. Nền võ thuật Việt Nam cho phép những môn võ thuật hay ở các nước láng giềng để giảng dạy và đào tạo. Những môn phái không thể không kể tên như:

  • Wushu - Võ thuật hiện đại Trung Quốc
  • Karate - Nhật Bản
  • Teakwondo - Hàn Quốc
  • Quyền Anh - Võ hiện đại các nước châu Âu
  • ...

Nhóm võ thuật có nguồn gốc nước ngoài
Nhóm võ thuật có nguồn gốc nước ngoài

7. Cao thủ võ thuật Việt Nam

Học võ thuật Việt Nam mà không biết đến những cao thủ trong làng võ thì chưa được xem là hiểu biết về võ thuật. Nước ta không thiếu những cao thủ võ thuật nổi tiếng đã được lưu danh sử sách về tài năng của mình. Mọi người cùng Bảo Vệ Việt Anh kể tên nhé. 

  • Võ sư Cử Tốn
  • Võ Sư Trần Hưng Quang
  • Lão võ sư Châu Chí Hùng
  • Cố đại võ sư Hà Châu

Trên đây là toàn bộ những thông tin, kiến thức chọn lọc để đưa đến độc giả có một cái nhìn chân thực rõ nét hơn về võ thuật Việt Nam. Nếu mọi người muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về võ thuật nước nhà thì thường xuyên truy cập vào website Bảo Vệ Việt Anh nhé.