Vovinam như là một niềm tự hào đáng trân trọng. Đây là bộ môn đang thực sự phát triển trong và ngoài nước, có tiếng vang trên đấu trường quốc tế.
1. Vovinam là gì?
Vovinam hay còn gọi là võ thuật Vovinam Việt võ đạo – cách gọi được quốc tế hóa giúp người học dễ đọc, dễ nhớ, dễ phân biệt với các môn võ khác. Sở dĩ, bộ môn này có hai cách gọi là Vovinam hoặc Việt võ đạo đều được, tương đương với hai nội dung: Võ thuật Việt Nam hoặc Võ đạo Việt Nam.
2. Lịch sử hình thành võ Vovinam
Vovinam – Việt võ đạo là môn võ được võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936. Võ thuật này đã có quá trình “thai nghén” suốt 2 năm, cho đến khi cố võ sư và một số đồng môn công bố trước công chúng vào năm 1938.
Trong suốt thời gian âm thầm nghiên cứu và tập luyện, cố võ sư Nguyễn Lộc đã đưa ra chủ thuyết “cách mạng tâm thân” nhằm thúc đẩy môn sinh luôn canh tân bản thân, hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
2.1. Nguồn gốc võ Vovinam
Lịch sử võ thuật võ Vovinam được hình thành dựa trên môn vật cổ truyền Việt Nam. Môn võ chắt lọc được nhiều tinh hoa khi kết hợp cùng các môn phái hiện đại của Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Để môn võ Vovinam được truyền bá rộng rãi, nhiều người biết đến. Hiện nay, những võ sư môn võ này đã hợp tác với nhiều công ty dịch vụ bảo vệ nơi võ thuật luôn cần thiết. Mời võ sư về đào tạo, bổ sung thêm võ thuật cho đội ngũ bảo vệ của mình.
2.2. Kỳ hiệu và Logo Vovinam
Kỳ hiệu và Logo mang hình nét cùng màu sắc chứa đựng tinh thần, ý chí, danh sự, sức sống của Vovinam, khiến người môn sinh luôn cảm thấy tự hào về Việt võ đạo này.
2.2.1. Kỳ hiệu
Kỳ hiệu Vovinam nổi bật có vòng tròn Âm Dương, thể hiện giao tương giữa lưỡng cực là bản đồ Việt Nam cong theo hình chữ S. Điều này tượng trưng cho sự Tương Thôi – Tương Giao – Tương Sinh – Thường Dịch của dòng Sống Miến Sinh phối hợp.
Bao bọc Lưỡng Nghi là vòng tròn màu trắng biểu trưng cho Đạo Thể với sứ vụ Điều Hòa – Khắc Chế - Bao Dung giữa Âm tố và Dương tố cùng nhau tác hợp thành vĩnh cửu sự sống của muôn loài.
2.2.2. Phù hiệu (Logo võ thuật Vovinam)
Được thể hiện ½ phần trên hình vuông, ½ phần dưới hình tròn. Ở chính giữa cũng có vòng tròn Âm Dương, bản đồ Việt Nam và vòng Đạo Thể, có cùng ý nghĩa như Kỳ Hiệu. Bốn màu sắc được lựa chọn thể hiện các ý nghĩa đó là: xanh, vàng, đỏ, trắng.
2.3. Tổ đường võ Vovinam
Tổ đường là nơi đang thờ di cốt cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc. Hiện nay, phái võ hiện được đặt ở ngôi nhà có địa chỉ số 31 Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi này được thiết kế 4 tầng, mỗi tầng có các chức năng riêng:
- Tầng trệt: là nơi đón tiếp, chiêu sinh đến đăng ký luyện tập.
- Tầng hai: là nơi làm việc và tiếp khách của Chưởng môn
- Tầng ba: vị trí này là sân thượng, cũng là phòng truyền thống vừa là nơi tiếp khách, làm việc, nghỉ ngơi của võ sư chưởng môn
2.4. Chưởng môn Vovinam hiện nay
Ngày 31/03/2010, Hội đồng võ sư chưởng quản môn phái được Chưởng môn Lê Sáng trực tiếp ký quyết định thành lập. Danh hiệu của người đứng đầu là Chánh Chưởng Quản.
Do đó, danh xưng Chưởng môn sẽ được loại bỏ và không còn dùng trong tương lai nữa. Tuy nhiên, sáng tổ Nguyễn Lộc, Chưởng môn Lê Sáng vẫn được giữ danh hiệu vì vẫn thuộc thời kì đặc biệt của môn phái.
Ngày 27/09/2010, Chưởng môn Lê Sáng qua đời. Võ sư Nguyễn Văn Chiến được bổ nhậm chức Chánh Chưởng Quản. Đây là cương vị của người đứng đầu hay được coi là Chưởng môn võ thuật Vovinam hiện nay.
3. Võ thuật Vovinam
Trải qua nhiều thập kỉ, Vovinam Việt võ đạo ngày càng đúc kết thêm nhiều bài nhu khí công quyền dành cho tất cả môn sinh. Vovinam cơ bản bao gồm các bài liên hoàn đối luyện dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Có cả những động tác nhẹ nhàng và không té ngã. Cùng chúng tôi tìm hiểu về các đặc điểm nổi bật của môn võ này.
3.1. 5 đặc điểm kỹ thuật của võ Vovinam
Mỗi môn võ đều có những đặc điểm kỹ thuật riêng biệt để phân biệt với các môn võ khác nhau. Võ vovinam cũng như vậy. Dưới đây là 5 đặc điểm kỹ thuật mà bất kỳ ai theo đuổi môn võ này đều phải biết.
3.1.1. Tính thực dụng
Thực dụng là đặc điểm kỹ thuật đầu tiên và nổi bật nhất của võ Vovinam. Ngay khi bắt đầu học, môn sinh sẽ được võ sư hướng dẫn ngay các thế khóa gỡ (khi bị nắm tay, nắm tóc, nắm áo, bóp cổ,..), động tác phản đòn cơ bản (khi bị đấm, đá, đạp,...). Song song là những kỹ thuật đấm, đá, gạt, gối, chỏ, chém, té ngã,...
Tính thực dụng trong Vovinam chính là lược bỏ thời gian luyện tấn, đi quyền để học ngay phân thế. Đây được coi là việc đổi mới tư duy của cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc nhằm giúp môn sinh có thể ngay lập tức phòng vệ hữu hiệu khi gặp tình huống bắt buộc.
Tính thực dụng này đặc biệt được sử dụng nhiều đối với những ngành nghề đặc thù như: dịch vụ bảo vệ mục tiêu di động, công an, nhà báo, bảo vệ yếu nhân....
3.1.2. Tính liên hoàn
Đặc điểm kỹ thuật quan trọng thứ hai là tính liên hoàn. Người sử dụng đòn thế Vovinam luôn tung ra tối thiểu 3 động tác. Những động tác liên hoàn bằng tay (chém, đấm, chỏ,...) hay bằng chân (đá, đạp, triệt ngã,...).
Phương thức ra đòn này nhằm chiếm thế thượng phong trong khi tự vệ và chiến đấu. Tính liên hoàn phù hợp với thể tạng gọn gàng, nhanh lẹ của người Việt Nam. Đây cũng là biện pháp đề phòng trường hợp một hoặc hai đòn ban đầu chưa trúng đích, hiệu quả.
3.1.3. Nguyên lý Cương – Nhu phối triển
Nguyên lý cương nhu nằm trong hệ thống kỹ thuật Vovinam với những đòn thế nhu nhuyễn, cương mãnh. Mỗi đòn thế vốn dĩ đều chứa đựng sự kết giao giữa cương – nhu, giống như sự hòa hợp giữa âm – dương trong thiên nhiên và xã hội.
Cương – Nhu phối triển là nguyên lý được thể hiện khi bị tấn công, môn sinh thường né tránh (nhu) rồi mới phản công (cương). Ví dụ, khi tung đòn tấn công hoặc phản công (cương) bằng một cú đá vào đối phương, môn sinh luôn phải dùng tay che mặt và bảo vệ hạ bộ để phòng thủ (nhu).
3.1.4. Vận dụng nguyên lý khoa học vào võ thuật
Một số nguyên lý khoa học được Vovinam vận dụng vào võ thuật như: lực ly tâm, lực đòn bẩy, lực xoáy, lực co gấp và sức bật. Những nguyên lý này hỗ trợ võ sinh võ thuật Vovinam ít hao tổn sức lực nhất có thể trong lúc tập luyện cũng như ra đòn thi triển mà vẫn đạt hiệu quả chuẩn xác.
Đặc biệt, các thế đòn chém quét, chém triệt, chỏ triệt, triệt ngã cũng được sử dụng bằng đòn chân để tấn công tung chân bay đạp, quật ngã bằng cách quặp cổ đối phương.
3.1.5. Nguyên lý một phát triển thành ba
Từ tính thực dụng trong đặc điểm kỹ thuật, những nội dung tập luyện quan trọng của người học là các đòn căn bản, khóa gỡ, đơn lẻ. Tuy nhiên, để người học Vovinam có điều kiện thuận lợi ôn luyện các đòn thế căn bản và ứng biến với nhiều tình huống khác nhau, võ đạo này còn có 2 phương pháp tập luyện khác.
Đó là: một là các bài đơn luyện (bài quyền tay không, bài quyền có binh khí) và hai là các bài song luyện (2 môn sinh thực hiện liên tục một số đòn thế tay không, khóa gỡ hoặc có vũ khí) và đa luyện (3 - 4 môn sinh thực hiện liên tục một đòn thế tay không, khóa gỡ hoặc có vũ khí) được kết hợp với nhau một cách hợp lý.
Đi từ đòn căn bản, khóa gỡ, phát triển thành đơn luyện, song luyện và đa luyện. Đây chính là nguyên lý “một phát triển thành ba” trong hệ thống đặc điểm kỹ thuật của võ Vovinam. Nguyên lý này phù hợp với những người hay ngành nghề không có nhiều thời gian nhưng cần đến võ thuật để đảm bảo an toàn bản thân, cho khách hàng: bảo vệ mục tiêu cố định, nhà báo,...
3.2. Các bài quyền Vovinam
Các bài quyền võ Vovinam bằng tay không gồm:
- Khởi quyền
- Nhập môn quyền
- Ngọc trản quyền
- Võ thuật vovinam thập tự quyền
- Long hổ quyền
- Tứ trụ quyền
- Việt võ đạo quyền
- Ngũ môn quyền
- Viên phương quyền
- Nhu khí công quyền số 1
- Nhu khí công quyền 2
- Thập thế bát thức quyền
- Lão mai quyền
- Xà quyền
- Hạc quyền
- Các bài quyền võ Vovinam với vũ khí gồm:
- Song dao pháp
- Tiên long song kiếm
- Mã tấu pháp
- Bát quái song đao
- Thái cực đơn đao pháp
- Việt điểu kiếm pháp
- Mộc bản pháp
- Tứ tượng côn pháp
- Nhật nguyệt đại đao pháp
- Thương lê pháp
- Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp
4. Võ phục võ Vovinam
Các môn phái trong và ngoài nước đều có võ phục, đai đẳng, kỳ hiệu và phù hiệu riêng. Môn phái Vovinam muốn phát triển và mang lại dấu ấn cũng phải có võ phục chính thức của mình.
4.1. Lịch sử về võ phục
Trước năm 1964, Vovinam Việt võ đạo không có võ phục chính thức. Sau năm 1964, cuộc gặp mặt các võ sư Vovinam lần đầu tiên được tổ chức đã thống nhất đồng phục là màu lam. Tuy nhiên, trong những năm 1973 – 1990, phân nhánh ly khai Việt Võ đạo Federation lại dùng màu đen.
Bắt đầu từ năm 1990 đến nay, Vovinam công bố võ phục trên toàn thế giới dùng thống nhất là màu lam.
4.2. Ý nghĩa võ phục
Phía bên ngực trái có thêu logo môn phái, bên phải gắn bảng tên được phân theo cấp độ. Khung xanh chữ vàng dành cho lam đai, khung vàng chữ đỏ dành cho hoàng đai, khung đỏ chữ trắng dành cho hồng đai.
Thay vì trước đây võ phục chỉ có huy hiệu và bảng tên đơn giản, nay một số nơi như võ phục võ thuật Vovinam Hà Nội hay võ phục võ thuật Vovinam Thành phố Hồ Chí Minh có thêu chữ, thêu hình lên lưng. Ngoài phù hiệu chính thức, mỗi võ đường còn tạo ra huy hiệu riêng của mình để gắn lên vai, hay gắn thêm cờ tổ quốc Việt Nam.
5. Đai võ
Đai Vovinam có hệ thống đai đẳng để phân biệt các cấp bậc như sau: Tự vệ nhập môn, Lam đai, chuẩn hoàng đai, hoàng đai, chuẩn hồng đai, hồng đai và bạch đai.
6. Lợi ích việc học võ Vovinam
Học võ Vovinam nói riêng hay học những môn võ cổ truyền Việt Nam nó chung đều được coi là môn thể thao vận động được các chuyên gia thể chất đặc biệt khuyến khích. Việc tập võ thuật Vovinam sẽ có các lợi ích như sau:
- Rèn luyện thị giác
- Tăng khả năng tập trung
- Rèn tính kỷ luật, tự lập
- Có thêm nhiều bạn, cải thiện giao tiếp
- Tôn trọng người lớn tuổi, yêu thương mọi người
- Tăng cường sức khỏe, dẻo dai, nâng cao hệ miễn dịch
- Rèn tính kiên nhẫn, tránh sao lãng trong học tập và làm việc
- Xử lý tình huống linh hoạt với bài tập 21 đòn chân võ thuật Vovinam
- Đặc biệt đối với phái nữ, võ thuật Vovinam tự vệ nữ giúp người tập khỏe mạnh hơn, thon thả hơn, tươi tắn hơn và đẹp hơn
7. Học võ thuật Vovinam ở đâu?
Võ thuật Vovinam đã mở rộng trong nước và ngoài nước, có mặt ở khắp các tỉnh, thành phố, đặc biệt trong các trường học, đại học. Bất kỳ ai có nhu cầu, dù là nam hay nữ có mong muốn được rèn luyện Vovinam đều không khó khăn để tìm được câu lạc bộ võ thuật.
Dưới đây là một số địa chỉ học võ Vovinam mà công ty bảo vệ Việt Anh đã tìm hiểu, bạn có thể tham khảo dưới đây:
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- Câu lạc bộ Vovinam Hoa Lư, Quận 1: Sân vận động Hoa Lư, số 2 Đinh Tiên Hoàng, Phường Đa Kao, Quận 1
- Câu lạc bộ Vovinam Nhà Thiếu Nhi, Quận 1: Số 7 Trần Cao Vân, Phường Đa Kao, Quận 1
- Câu lạc bộ Vovinam trung tâm thể dục thể thao Quận 2: Số 8 đường Thảo Điền, Quận 2
Tại Hà Nội:
- Câu lạc bộ đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Văn hóa Hà Nội: số 418 đường La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội
- Câu lạc bộ nhà thi đấu Cầu Giấy: Sân bể bơi nhà thi đấu Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Vovinam – Việt võ đạo đã qua nhiều thập kỉ thăng trầm và không ngừng phát triển vượt bậc. Bộ môn này được đông đảo người yêu võ đặc biệt quan tâm. Nếu bạn có niềm đam mê với võ thuật hay đơn giản là tìm kiếm môn thể dục vận động, đừng ngần ngại lựa chọn võ Vovinam để tối ưu phương pháp phòng thân và rèn luyện sức khỏe nhé.