Hệ thống báo cháy - Thiết bị không thể thiếu trong đời sống

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Bạn đã biết gì về hệ thống báo cháy chưa? Nếu chưa thì không thể bỏ qua bài chia sẻ ngay dưới đây của Bảo vệ Việt Anh nhé. 

Mục lục
[ Ẩn ]

Hệ thống báo cháy
Hệ thống báo cháy

1. Hệ thống báo cháy là gì?

Hệ thống báo cháy (fire alarm system) là tập hợp các thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm có dấu hiệu xảy ra cháy nổ. Thông qua các thiết bị hình ảnh âm thanh khi có sự thay đổi về các yếu tố môi trường như: khói, lửa,...

2. Vai trò của hệ thống báo cháy

Cuộc sống hiện đại, nhu cầu đảm bảo về sức khỏe, tính mạng con người càng được chú trọng hơn. Hệ thống báo cháy và hệ thống chữa cháy ra đời nhằm giảm thiểu tình trạng thiệt hại về người và của do hỏa hoạn, cháy nổ gây ra. Dưới đây là vai trò của hệ thống báo cháy:

  • Tự động liên hệ đến dịch vụ cứu hỏa trong những trường hợp khẩn cấp
  • Đội cứu hỏa biết được chính xác vị trí đang có dấu hiệu hoặc đang xảy ra đám cháy để đến nơi đó sớm nhất có thể, giảm thiểu thiệt hại
  • Phát ra những tín hiệu như: còi hú, chuông,... để mọi người xung quanh biết và di tản đến nơi an toàn kịp thời

3. Hệ thống báo cháy gồm những gì?

Hiện nay có rất nhiều loại hệ thống báo cháy khác nhau. Tuy nhiên, những hệ thống này đều có những cấu tạo chung, gồm:

3.1. Trung tâm điều khiển 

Trung tâm điều khiển là cơ quan đầu não của toàn bộ hệ thống. Có nhiệm vụ:

  • Nhận biết các tín hiệu từ đầu báo cháy và phát tín hiệu báo động cháy, chỉ thị nơi xảy ra cháy
  • Kiểm tra mọi hoạt động đều diễn ra bình thường của toàn bộ hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như chập mạch, đứt dây,..
  • Có thể tự động điều khiển sự hoạt động của các thiết bị ngoại vi khác

Trung tâm điều khiển được thiết kế theo dạng tủ và gồm những thiết bị sau:

  • Một bảng điều khiển chính
  • Các module
  • Một biến thế
  • PIN

Trung tâm điều khiển
Trung tâm điều khiển 

3.2. Thiết bị đầu vào 

Thiết bị đầu vào là thiết bị cảm biến, nhạy cảm với những hiện tượng liên quan đến cháy nổ như: tia lửa, khói, nhiệt độ tăng cao vượt quá mức cho phép,... Với nhiệm vụ nhận thông tin nơi xảy ra sự cố và truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy.  Thiết bị đầu vào gồm những thiết bị bị sau:

  • Đầu báo khói: đầu báo khói dạng điểm và đầu báo khói dạng Beam
  • Đầu báo nhiệt: đầu báo nhiệt cố định và đầu báo nhiệt gia tăng
  • Đầu báo gas
  • Đầu báo lửa
  • Công tắc báo cháy
  • Module giám sát

3.3. Thiết bị đầu ra 

Thiết bị đầu ra là thiết bị nhận các tín hiệu từ trung tâm truyền đến và phát đi tín hiệu dưới các hình thức: còi, chuông, đèn sáng, bảng hiển thị hình ảnh,... với mục đích thông báo cho mọi người biết về sự cố và sơ tán đến nơi an toàn kịp thời.  Thiết bị đầu ra gồm những thiết bị sau:

  • Bảng hiển thị phụ
  • Còi báo cháy
  • Chuông báo cháy
  • Đèn báo cháy
  • Module điều khiển
  • Đèn báo phòng
  • Nguồn điện xoay chiều
  • Nguồn điện dự phòng ắc quy

4. Các loại hệ thống báo cháy

Hệ thống báo cháy được chia thành 2 nhóm chính: hệ thống báo cháy tự động và hệ thống báo cháy thủ công. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng khác nhau sẽ lựa chọn lắp đặt hệ thống phù hợp.

4.1. Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm nhiều thiết bị tự động phát hiện, thông báo địa điểm cháy và hoạt động liên tục 24/24h. Có nhiệm vụ tự động phát hiện ra địa điểm cháy nổ, hỏa hoạn nhanh chóng, chính xác và kịp thời. 

Hệ thống báo cháy tự động được chia thành nhiều hệ thống khác nhau:

  • Hệ thống báo cháy thông thường
  • Hệ thống báo cháy địa chỉ
  • Hệ thống báo cháy thông minh 

Hiện tại ở Việt Nam, hệ thống báo cháy thường và hệ thống báo cháy địa chỉ được ưa chuộng, sử dụng nhiều nhất.

Hệ thống báo cháy tự động
Hệ thống báo cháy tự động

4.2. Hệ thống báo cháy thủ công

Hệ thống báo cháy thủ công hay còn được gọi là hệ thống báo cháy bằng tay. Đúng như tên gọi của nó, hệ thống này được thực hiện hoàn toàn bằng tay. 

Hệ thống này được kích hoạt bằng cách ấn nút báo cháy, tiếp theo là phát ra âm thanh để mọi người nghe thấy và sơ tán. Với hệ thống này, đòi hỏi nhiều đến sự quan sát, nhanh nhẹn của con người để xử lý tình huống kịp thời. 

5. Quy trình lắp đặt hệ thống báo cháy

Qua những chia sẻ ở trên thì mọi người đều biết có rất nhiều hệ thống báo cháy khác nhau. Thế nhưng, những hệ thống này đều có chung cách lắp đặt phải qua bốn bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra bản vẽ, lên phương án thi công

Công việc lên bản vẽ thiết kế thi công hệ thống báo cháy vô cùng quan trọng và cần thiết. Bước này giúp cho mọi công việc lắp đặt đúng với những gì đã lên kế hoạch và giảm thiểu những sai sót, rủi ro xảy ra.

  • Kiểm tra bản thiết kế đã đúng với yêu cầu, phương án lắp đặt hệ thống của chủ đầu tư, doanh nghiệp hay chưa
  • Kiểm tra các kết nối, giao tiếp với các thiết bị khác
  • Tính toán thời gian hệ thống hoạt động trong trường hợp mất điện
  • Tính toán nguồn điện sử dụng các thiết bị báo cháy luôn đảm bảo hoạt động tốt, trong trường hợp không đủ phải sử dụng bộ nguồn phụ cho trung tâm báo cháy
  • Nên đi dây theo mạch vòng và mạch nhanh thì hệ thống sẽ được tối ưu hơn 

Bước 2: Kéo dây và lắp đặt thiết bị 

  • Đi dây theo bản vẽ và thực hiện phương án thi công ban đầu đã đề ra
  • Lắp đặt, bố trí các thiết bị đúng với theo phương án vị trí đã xác định từ đầu
  • Kiểm tra thông mạch, chạm chập và các lỗi do đi dây khác

Bước 3: Kiểm tra và đo điện trở cho toàn bộ hệ thống cảnh báo cháy

Công việc này nhằm đảm bảo hệ thống đáp ứng đúng tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy, những yêu cầu về kỹ thuật để nguồn điện ở hệ thống được hoạt động bình thường. Công việc này cần đến những nhân viên kỹ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm về lắp đặt kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. 

Bước 4: Thi công lắp đặt thiết bị của hệ thống báo cháy

  • Lắp đặt, cài đặt tủ trung tâm báo cháy
  • Lắp đặt đầu báo khói
  • Lắp đặt công tắc báo cháy khẩn cấp
  • Lắp đặt còi báo cháy

Bước 5: Kiểm tra và chạy thử toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy

Bước 6: Hướng dẫn, bàn giao cho người khách hàng

Lắp đặt hệ thống báo cháy cần đến đơn vị thi công có chuyên môn cao
Lắp đặt hệ thống báo cháy cần đến đơn vị thi công có chuyên môn cao

6. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy

Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo cháy là một vòng tuần hoàn. Thiết bị đầu vào nhận biết những tín hiệu bất thường: nhiệt độ gia tăng đột ngột hoặc nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép, khói, lửa,... Những thiết bị đầu vào: đầu báo sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin đến trung tâm báo cháy

Khi nhận được thông tin từ thiết bị đầu vào thì trung tâm báo cháy sẽ xác định vị trí xảy ra sự cố. Truyền thông tin đến các thiết bị đầu ra như: chuông, còi, đèn,... lúc này, các thiết bị đầu ra sẽ làm nhiệm vụ của mình như: phát ra âm thanh lớn, ánh sáng,.. Từ đây, mọi người nhận được những tín hiệu này và biết có dấu hiệu hỏa hoạn, cháy nổ, nhanh chóng di chuyển đến nơi an toàn. 

7. Các lỗi thường gặp trong hệ thống báo cháy

Liên quan đến thiết bị máy móc thì không thể tránh khỏi những lỗi phát sinh trong suốt quá trình hoạt động. Dưới đây là những lỗi thường gặp phải ở những hệ thống báo cháy:

  • Chuông báo không thể kêu hoặc tiếng kêu nhỏ không đủ âm lượng để mọi người nghe thấy
  • Thiết bị báo đèn yếu, không sáng khi hết pin
  • Thiết bị đầu vào lắp đặt sai vị trí dẫn đến không nhận được những tín hiệu như khói, lửa, khí gas,…
  • Hệ thống không được bảo trì thường xuyên, đúng cách dẫn đến hư hỏng hàng loạt và có thể gây thiệt về người và của nếu không báo có những thông báo cho mọi người biết

8. Bảo trì hệ thống báo cháy

Làm thế nào để hệ thống báo cháy luôn hoạt động ổn định, hạn chế hư hỏng và không để xảy ra những thiệt hại không đáng có. Dưới đây, là cách bảo trì hệ thống: 

  • Vệ sinh và kiểm tra tủ báo cháy trung tâm, bình ắc quy của tủ điều khiển
  • Vệ sinh, kiểm tra nút nhấn khẩn cấp, thiết bị báo cháy: chuông báo cháy, còi báo động,...
  • Vệ sinh, kiểm tra đầu báo nhiệt, đầu báo khói
  • Kiểm tra, đấu lại những đường dây bị đứt, có dấu hiệu hư hỏng
  • Kiểm tra tổng thể hệ thống đã hoạt động ổn định chưa sau khi đã bảo trì những thiết bị đang gặp vấn đề
  • Kiểm tra thường xuyên, định kỳ hệ thống tối thiểu 2 năm/lần và nếu có thể kiểm tra bảo trì nhiều hơn càng tốt
  • Sau mỗi một lần kiểm tra phải đánh giá được chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống ổn định hay không 
  • Sau quá trình kiểm tra thì lắp đặt, thay thế những thiết bị đã quá cũ, chức năng hoạt động không còn ổn định

Xem thêm: Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy - BẮT BUỘC phải thực hiện

Trong thời đại dễ xảy ra cháy nổ thì một hệ thống báo cháy thông minh, hiện đại là vô cùng cần thiết. Trên đây là những kiến thức thiết thực, hữu ích. Bạn đừng quên chia sẻ cho những người thân yêu của mình để không trở thành nạn nhân của hỏa hoạn do thiếu hiểu biết nhé.