Hệ thống chữa cháy cùng các lưu ý và cách phân biệt

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

Nhắc đến chữa cháy hẳn các bạn sẽ hình dung đến những dụng cụ chữa cháy đơn giản, xách tay,... Nhưng thực tế đối với các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà chung cư,... nhu cầu đảm bảo PCCC với các dụng cụ đó là không đủ. Họ cần phải lắp đặt một hệ thống phòng cháy chữa cháy đủ lớn. Cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu thêm về hệ thống chữa cháy này nhé!

Mục lục
[ Ẩn ]

Hệ thống chữa cháy
Hệ thống chữa cháy

1. Hệ thống chữa cháy là gì?

Hệ thống chữa cháy có tên tiếng anh là "Fire System" là tập hợp tất cả các thiết bị được sử dụng để dập tắt hoặc ngăn chặn sự lan rộng của lửa. Hiện nay, hệ thống này đều có trong những khu chung cư, trung tâm thương mại hay những khu vực tập trung đông người. 

2. Vai trò của Fire System

Luôn song hành với hệ thống báo cháy là hệ thống chữa cháy. Hệ thống này có vai trò phát hiện đám cháy kịp thời và nhanh chóng hoạt động những thiết bị đã được cài đặt sẵn để dập tắt và ngăn chặn lửa lan ra trên diện rộng. Bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản hiệu quả. 

3. Hệ thống chữa cháy được chia thành mấy loại

Trên thị trường hiện nay chia hệ thống chữa cháy thành 3 loại. Tùy vào nhu cầu sử dụng, mức độ lớn, nhỏ của khu vực lắp đặt sẽ sử dụng những loại khác nhau. Ngay dưới đây là 3 loại hệ thống thông dụng:

3.1. Hệ thống chữa cháy bằng nước

Hệ thống chữa cháy sử dụng nước bao gồm: Fire System Sprinkler và hệ thống chữa cháy vách tường.

3.1.1. Hệ thống chữa cháy Sprinkler

Nhắc đến chữa cháy bằng nước thì không thể bỏ qua hệ thống Sprinkler. Các đầu Sprinkler chính là vòi phun nước trong hệ thống chữa cháy tự động bằng nước.

Vòi phun nước sẽ được kích hoạt khi nhiệt độ của đám cháy đạt đến ngưỡng cho phép kích hoạt của bộ cảm biến nhiệt. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler được chia thành 7 loại: 

  • Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler ướt
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler khô
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler xả tràn
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler kích hoạt trước
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp hồng thủy
  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp hồng thủy – kích hoạt trước

Hệ thống chữa cháy Sprinkler
Hệ thống chữa cháy Sprinkler

3.1.2. Hệ thống chữa cháy vách tường

Hệ thống chữa cháy vách tường là hệ thống chuyên được lắp đặt ở trên tường, cầu thang thoát hiểm, hành lang nhà máy,...

Hệ thống này sử dụng trạm bơm cung cấp nước kết nối với hệ thống họng nước. Khi xảy ra sự cố, mở van chặn, hệ thống bơm nước sẽ tự động làm việc để cung cấp nước chữa cháy kịp thời.  

3.2. Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt

Đối với những đám cháy do xăng, dầu gây nên thì chữa cháy bằng nước không hề có tác dụng. Lúc này phải sử dụng hệ thống chữa cháy bằng bọt foam. 

Khi hệ thống foam được kích hoạt sẽ phun ra một lượng bọt lớn, liên tục bao phủ lên trên bề mặt xăng, dầu. Nhằm tách hai chất lỏng dễ cháy nổ này ra khỏi không khí và lửa, để giảm thiểu cháy bùng lớn và nhanh. Vì thế, lửa dễ dàng bị dập tắt. 

Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt
Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt

3.3. Hệ thống chữa cháy sử dụng khí 

Hiện nay, hệ thống chữa cháy khí thông dụng gồm: chữa cháy bằng khí CO2 và chữa cháy bằng khí Nitơ. Đối với hệ thống chữa cháy khí CO2 gây ra tình trạng suy hô hấp cho những người có mặt ở ngay thời điểm đó.

Hệ thống chữa cháy khí Nitơ được sử dụng phổ biến và thông dụng tại Việt Nam. Bởi khả năng chữa cháy cao, không gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và đến máy móc sản xuất. 

Hệ thống chữa cháy sử dụng khí
Hệ thống chữa cháy sử dụng khí

4. Quy trình lắp đặt hệ thống chữa cháy

Để đảm bảo hệ thống chữa cháy luôn hoạt động ổn định, không xảy ra những sai sót trong suốt quá trình hoạt động thì quy trình lắp đặt cần phải đầy đủ các bước. Dưới đây là 11 bước mà trong quá trình lắp đặt không được bỏ qua:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng, xem xét những yêu cầu, đánh giá và phân loại hệ thống có phù hợp với những gì khách hàng mong muốn
  • Bước 2: Khảo sát thực tế nơi lắp đặt, đây là một bước không thể bỏ qua, cần xem xét địa hình, vị trí để lựa chọn hệ thống phù hợp
  • Bước 3: Thống nhất bản thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy giữa khách hàng và đơn vị thi công
  • Bước 4: Gửi bản thiết kế lên lên cơ quan phòng cháy chữa cháy để được duyệt
  • Bước 5: Lập dự toán và chi phí lắp đặt
  • Bước 6: Lập kế hoạch về tiến độ thi công và thời gian dự kiến hoàn thành
  • Bước 7: Ký kết hợp đồng giữa khách hàng và đơn vị thi công
  • Bước 8: Tiến hành thi công lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy theo kế hoạch đã đề ra
  • Bước 9: Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống hoạt động bình thường
  • Bước 10: Khách hàng nghiệm thu
  • Bước 11: Nghiệm thu với Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy
  • Bước 12: Đơn vị thi công bảo hành công hệ thống theo định kỳ cho khách hàng

5. Các lỗi thường gặp cần lưu ý

Sau một thời gian dài sử dụng, những thiết bị phòng cháy chữa cháy trong hệ thống báo cháy không tránh khỏi tình trạng hỏng hóc, khiến năng suất hoạt động hệ thống chậm lại. Dưới đây là các lỗi thường gặp của các hệ thống giúp cho việc bảo trì, phát hiện lỗi nhanh hơn:

  • Lượng nước ở bể dự trữ ít hoặc không đủ để cung cấp cho toàn bộ hệ thống, không thể đảm bảo phục hồi đủ nước chữa cháy trong thời gian 24 giờ
  • Lắp đặt hệ thống ống lạnh sai cách
  • Lắp đặt, bố trí thiết bị chữa cháy chưa đúng: để vòi chữa cháy (thiết bị chuyên dụng cho nhân viên phòng chữa cháy) ở hành lang, khu chung cư thay mà không để các bình chữa cháy

Kiểm tra hệ thống báo cháy định kỳ để phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời
Kiểm tra hệ thống báo cháy định kỳ để phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời

6. Bảo trì hệ thống chữa cháy

  • Lên kế hoạch, công việc cụ thể cho từng giai đoạn bảo trì hệ thống báo cháy, như vậy mới đảm bảo các thiết bị được kiểm tra, bảo trì cẩn thận
  • Vệ sinh các thiết bị: bơm, trung tâm điều khiển,...
  • Kiểm tra các hệ thống đường ống, các điểm nối không bị hở
  • Kiểm tra trạng thái các van khóa, mở
  • Vệ sinh đường ống, vòi phun nước, làm sạch bể nén khí,...

Để không trở thành những nạn nhận của hỏa hoạn, cháy nổ thì các nhà máy, xí nghiệp,... nên lắp đặt hệ thống chữa cháy. Đồng thời, bảo trì, kiểm tra định kỳ để hệ thống luôn hoạt động ổn định. Ngoài ra bạn cũng nên tìm hiểu và trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy để có thể bảo toàn tính mạng, giúp đỡ người xung quanh khi xảy ra sự cố cháy, nổ.