Những điều bạn nên biết trước khi sử dụng hệ thống báo động

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Hiện nay những vấn đề về hệ thống an ninh, an toàn xã hội được các văn phòng, công ty, cơ sở kinh doanh đặc biệt quan tâm. Bên cạnh việc tự giác bảo vệ tài sản của mình thì cũng cần sự giúp đỡ của các thiết bị an ninh, chẳng hạn như hệ thống báo động. Vậy hệ thống báo động là gì? Cấu tạo, cơ chế hoạt động và ưu điểm khi sử dụng là gì? Cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu hệ thống báo động nhé.

Mục lục
[ Ẩn ]
Hệ thống báo động là gì?
Hệ thống báo động là gì?

1. Hệ thống báo động là gì? Có những loại hệ thống nào?

Hệ thống báo động là thiết bị hỗ trợ được lắp đặt tại nhà riêng, cơ quan, công ty hay bất cứ đâu để phát hiện sự xâm nhập, nhập cảnh trái phép hay có khói thoát ra.

Các bộ phận của hệ thống liên kết với nhau và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm. Khi có tín hiệu lạ, còi báo sẽ kêu lên hoặc tùy theo từng thiết bị khác nhau mà có cách báo hiệu và truyền thông tin cảnh báo khác nhau đến người dùng.

Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng hai loại phổ biến là:

  • Hệ thống báo động chống cháy (hệ thống báo cháy): Nó thường được lắp ở văn phòng, chung cư, khách sạn, công ty,...
  • Hệ thống báo động chống trộm: Nó thường được lắp ở nhà riêng, cơ quan, cửa hàng,...

Ngoài ra, còn nhiều loại hệ thống báo động khác nhau được lắp đặt ở các cơ quan, công xưởng,... đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. 

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống báo động

Hầu hết các nguyên lý của hệ thống báo động đều được hoạt động dựa vào bộ phận cảm biến của hệ thống. Do đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn thiết bị phù hợp.

Missing content item.

3. Cấu tạo hệ thống báo động

Hệ thống báo động gồm 3 bộ phận chính gồm bộ xử lý trung tâm, bộ phận cảm biến và bộ phận thực thi. Mỗi bộ phận đảm nhiệm vai trò và chức năng khác nhau tạo thành một hệ thống tuần hoàn khép kín. Cụ thể như sau:

Bộ xử lý trung tâm

Đây là bộ phận quan trọng nhất và được coi là bộ não của hệ thống báo động. Bộ phận này sẽ tiếp nhận thông tin và cảm biến đến nơi khác và truyền tín hiệu đến người dùng qua thiết bị hỗ trợ hay bộ phận thực thi.

Ngoài ra, đây còn là nơi dùng để điều chỉnh cài đặt sao cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của người sử dụng.

Bộ phận cảm biến

Đây là bộ phận ghi lại các biến đổi từ môi trường, tùy theo hệ thống đã được lập trình trước đó.Bộ phận cảm biến có công tắc từ mở ra và đóng lại, bất kỳ biến đổi nào đều được gửi về bộ phận xử lý thông tin.

Bộ phận cảm biến của hệ thống báo động
Bộ phận cảm biến của hệ thống báo động

Bộ phận cảm biến có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như: 

  • Công tắc từ chống cạy cửa (cửa từ): Nó được gắn ở hai bên cửa, khi cửa bị cạy, tín hiệu sẽ truyền đến trung tâm và còi báo động sẽ kêu. Đây là hệ thống báo động không dây, sử dụng pin và kết nối với bộ điều khiển trung tâm. Khoảng cách sử dụng khoảng 50m xuyên tường.
  • Mắt hồng ngoại (Cảm biến hồng ngoại không dây): Hệ thống báo động sử dụng pin. Cảm ứng quét xa được khoảng 5 - 6 mét. Khoảng cách kết nối xuyên tường khoảng 50 mét.
  • Cảm biến chuyển động: Cảm nhận sự di chuyển của người khác dưới dạng hồng ngoại, siêu âm hoặc cả hai.
  • Cảm biến vỡ kính: Thường được sử dụng để cảm nhận tiếng vỡ kính hoặc nếu có ai tác động vào.
  • Cảm biến rung động: Thường được gắn ở tường khi lực tác động quá lớn, vượt quá ngưỡng cho phép sẽ truyền tín hiệu về trung tâm xử lý.
  • Cảm biến khí CO/gas: Cảm nhận sự hiện hữu của khí CO và Gas trong không gian ở quá mức cho phép.
  • Cảm biến khói nhiệt: Ghi nhận lượng nhiệt cao, khói độc, thường dùng cho hệ thống báo cháy tự động.

Bộ phận thực thi

Đây là bộ phận báo động cho người dùng biết được thông tin thông qua còi hú, chuông báo hoặc điện thoại di động nếu đã được kết nối. 

Bộ phận này nhận sự điều khiển trực tiếp từ bộ xử lý trung tâm. Bộ phận này có thể tắt, bật để linh hoạt khi sử dụng.

4. Ưu điểm của hệ thống báo động

Ưu điểm của hệ thống báo động
Ưu điểm của hệ thống báo động

Hệ thống báo động được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt tại những nơi an sinh xã hội phức tạp, đông đúc, khó kiểm soát nhiều đối tượng khác nhau. Cùng với đó, hệ thống báo động mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng:

  • Cảnh báo người dân khi có cháy, khói độc bay ra hoặc khi có sự cố khẩn cấp trong cuộc sống.
  • Chủ động phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất khi có trộm, kẻ lạ đột nhập.
  • Phát hiện kịp thời những sự cố, cháy nổ, hỏa hoạn bất ngờ có thể xảy ra.
  • Hệ thống báo động chống trộm có thể giúp người sử dụng yên tâm hơn khi đi công tác, bảo vệ tài sản và an toàn của mọi người.

Tuy nhiên, bên cạnh hệ thống báo động thông minh, các cơ quan, công ty, khu vực rộng lớn thường được kết hợp với dịch vụ bảo vệ. Trong trường hợp có báo động, nhân viên bảo vệ với tác phong nhanh nhẹn sẽ kịp thời xử lý các trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Xem thêm: Danh sách dụng cụ hỗ trợ bảo vệ mà mọi nhân viên bảo vệ cần có

5. Các hệ thống báo động thông dụng hiện nay

Với tình hình an ninh an toàn xã hội hiện nay, nhu cầu sử dụng hệ thống báo động thông minh được sử dụng ngày càng nhiều. 

Trên thị trường có nhiều kiểu hệ thống báo động với kiểu dáng, thiết kế và công dụng khác nhau. Dưới đây là một số hệ thống báo động mà bạn có thể tham khảo:

Báo động có dây dẫn

  • Ưu điểm: Nó hoạt động chính xác, mạnh mẽ và không đòi hỏi bảo trì thường xuyên. 
  • Nhược điểm: Thời gian và chi phí lắp đặt khá cao do yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ. Ngoài ra, tín hiệu được gửi bằng cảm biến điện tử kết nối với bảng điều khiển cần hệ thống dây dẫn phức tạp, dễ xảy ra cháy nổ.

Báo động không dây

  • Ưu điểm: Do sử dụng bằng pin và kết nối với bảng điều khiển thông qua tín hiệu vô tuyến nên cài đặt khá dễ dàng và nhanh chóng.
  • Nhược điểm: Pin cảm biến cần thường xuyên thay thế.

Chuông báo động

  • Ưu điểm: Tạo ra tiếng báo động lớn khi có sự cố xảy ra để có thể báo động nhanh nhất.
  • Nhược điểm: Hệ thống báo động không được kết nối với lực lượng an ninh hoặc người sử dụng.

Báo động kết nối với điện thoại

  • Ưu điểm: Tự động kết nối với điện thoại di động của bạn hoặc người được chỉ định giám sát ngôi nhà.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi tín hiệu âm thanh hoặc tín hiệu di động mạnh. Chi phí lắp đặt khá cao nên chỉ được lắp đặt tại các khu vực như ngân hàng, nhà kho lớn,...

Hệ thống báo động của công ty bảo vệ

  • Ưu điểm: Khi báo động được kích hoạt, hệ thống trung tâm sẽ báo tin hiệu đến nhân viên bảo vệ. Sau đó, họ có thể báo với chủ quản hoặc nhanh chóng đến khu vực được báo động để xử lý.
  • Nhược điểm: Chi phí thuê đội ngũ nhân viên bảo vệ cần đóng hàng tháng hoặc hàng năm.
Hệ thống báo động của công ty bảo vệ
Hệ thống báo động của công ty bảo vệ

Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về hệ thống báo động, cấu tạo và ưu điểm của nó. Thiết bị này rất phù hợp với những khu vực nhỏ hoặc nhà riêng còn đối với cơ quan, công ty hoặc khu vực lớn nên kết hợp với việc sử dụng hệ thống báo động và nhân viên bảo vệ để đảm bảo sự giám sát được tốt nhất.

Nếu có thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ bảo vệ của công ty bảo vệ Việt Anh, mời bạn liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.