La Hán quyền là gì? Tìm hiểu về môn phái lâu đời ở Trung Quốc

Xếp hạng: 4 (14 bình chọn)

La Hán quyền - một môn võ đặc trưng của Thiếu Lâm tự đang được rất nhiều người quan tâm và theo học bởi những đặc trưng cuốn hút của từng động tác, chiêu thức. Vậy La Hán quyền là gì? Những điều thú vị về môn phái này mà bạn cần biết? Cùng chúng tôi tìm hiểu những nét riêng biệt của La Hán Quyền qua bài viết này nhé.

Mục lục
[ Ẩn ]

La Hán Quyền là gì?

La Hán Quyền trứ danh có gốc tích từ võ Thiếu Lâm, đây là một võ phái của các vị Lạt Ma ở Vân Nam và Tây Tạng. La Hán Quyền phác họa lại các tư thế của các vị La Hán trong lúc luyện tập, tỉ thí với các thủ pháp nổi tiếng như cách, xung, bức, điểm, nâng, đè, câu, chộp, quăng.  Nhắc đến La Hán Quyền, hai chiêu thức phổ biến thường được người ta nhắc đến và nhớ tới là Thập Bát La Hán Quyền và 108 đường quyền La Hán.

la han quyền
La Hán Quyền

Nguồn gốc của La Hán Quyền

Tương truyền, Đạt Ma sư tổ là người sáng lập ra La Hán Quyền. Vào thời nhà Lương, khi đến Thiếu Lâm thuộc dãy Tùng Sơn thuyết pháp, ngài thấy tăng chúng ai nấy cũng thể trạng xanh xao, tinh thần ủ rũ bèn phát tâm sáng tạo ra bài quyền giúp cho dân chúng, sư tăng được nâng cao sức khỏe, rèn luyện trí lực. Tâm nguyện của ngài là muốn giác ngộ, muốn tu thành chính quả đầu tiên phải có sức khỏe. 

Theo lời kể của các cao tăng, trước khi Đạt Ma sư tổ viên tịch, ngài có dặn dò các đồ đệ của mình rằng không nên truyền cho người ngoại đạo cũng như sao chép các kĩ thuật thành văn bản.

Ban đầu La Hán Quyền của Sư tổ Thiền tông chỉ có 18 thế quyền, được nhiều người gọi là Thập bát La Hán Quyền. Sau này, ở triều đại nhà Nguyên, Bạch Ngọc Phong lên Thiếu Lâm tu tập và đã được truyền dạy những thế quyền này, cùng sự tiếp nhận những tinh hoa, nền tảng cơ bản của các bài tập Ngũ Cầm Hí( bài tập khí công của Y sư Hoa Đà) và Bát Đoạn Cẩm mà triển khai thành Ngũ Hình Quyền. 

Tuy nhiên, theo các nhà khảo cửu võ thuật Trung Hoa cho đến giờ vẫn chưa có tài liệu nào công nhận nguồn gốc của La Hán Quyền do Bồ Đề Đạt Ma truyền lại mà chỉ có tác phẩm Võ thuật Tùng Thư của Quảng Từ Lão Ni xác nhận.

Chỉ một điều rõ ràng được tất cả mọi người công nhận là La Hán Thập Bát Thủ là bài quyền hoàn chỉnh đầu tiên của Thiếu Lâm quyền được tạo ra bởi các võ sư thời nhà Tùy( 581-618).

Mục đích của La hán quyền?

Điểm chung của rất nhiều môn võ ở Trung Quốc là tập võ để rèn luyện sức khỏe, tăng cường trí lực, bồi bổ thể chất cho người tập. La Hán Quyền của Đạt Ma sư tổ cũng cùng kim chỉ nam đấy khi mục đích chính là nhờ sức khỏe mới có đời sống lành mạnh từ đó nhanh chóng giác ngộ thành Phật.

Theo Bạch Ngọc Phong, ít nhất phải cần tới 5 yếu tố phối hợp chặt chẽ mới đưa năng lực toàn diện con người vươn lên mức có thể gọi được là “cường thân mẫn trí”. 5 yếu tố là “Kình” tức sức mạnh cơ bắp, “Cốt” tức sức mạnh gân xương và “Tinh”, “Khí”, “Thần” là những yếu tố chỉ có thể nhận thức bằng ý niệm. Quan niệm chỉ đạo của Bạch Ngọc Phong được tóm lược lại như sau: “Bằng cách vận dụng cả 5 yếu tố trên theo hướng phối hợp Hữu với Võ, Nội với Ngoại, Ngạnh, Nhuyễn gom tất cả vào bên trong thành một khối duy nhất sẽ tạo nên sức mạnh vô địch”.

la hán quyền
Mục đích khi học La Hán Quyền

Tư tưởng khi luyện tập La Hán Quyền?

Khi luyện tập La Hán Quyền, tư tưởng của Thiền Tông được áp dụng vào rất sát sao trong quá trình thực hành. Người luyện tập phải luyện đc tâm công, ý chí phải tĩnh và giác ngộ chứ không phải hời hợt bên ngoài.

Tư tưởng không nên bị gò bó bởi những kinh sách từ chương mà phải tự dựa vào sức mình để tìm kiếm, vận dụng vào thực hành. Hướng người luyện tập tự giác ngộ Phật Pháp 

Tất cả được gói gọn trong một chữ: “ VÔ”.

Đặc trưng kỹ pháp

Người góp công nhiều nhất trọng việc mở rộng võ công Thiếu Lâm là Giác Viễn Thiền Sư  người sống vào cuối đời nhà Nguyên và đầu đời nhà Minh. Trước khi tới Thiếu Lâm Tung Sơn để tu học, Giác Viễn đã tham bác nhiều môn võ và được coi là một nhân vật võ lâm thượng thừa. 

Giác Viễn nhận thấy võ công Thiếu Lâm quá nặng về Cương tinh nên ngay trong thời gian tập luyện, môn sinh vẫn phải phung phí khá nhiều sức lực. 

Ông cho rằng đặc tính này sẽ hạn chế mức thành tựu của người học võ. Do đó, Giác Viễn nghĩ tới việc giảm nhẹ việc vận dụng Cương tinh để tăng cường Nhu tinh trong kỹ thuật. 

Trong phát kiến của mình, Giác Viễn thiền sư không thấy có sự đi ngược với đặc điểm kỹ thuật truyền thống của môn phái, vì tuy có lời nhắc “lấy Cương làm chủ” nhưng lại vẫn có lời dặn thêm “trong Cương có Nhu, Cương Nhu tương tế”. 

Khởi từ ý niệm này, Giác Viễn vận dụng kiến thức võ học của mình bắt tay vào việc tu chỉnh bài La Hán Thập Bát Thủ vốn chỉ gồm 18 thức, nâng lên thành 72 thức. Với 72 thức chế tác,

Giác Viễn thiền sư chuyển pho võ kinh Thập Bát La Hán Thủ sang một giai đoạn mới không chỉ gồm những thức đòi hỏi thể hiện Cương tinh tối đa.

La hán quyền được xem như một trong những chưởng pháp cơ bản của Thiếu Lâm với đặc trưng dương lực, cương lực và kình lực rất rõ. Qua thời gian những ưu điểm đó được gọt giũa công phu qua nhiều thế hệ võ sư đã làm cho đường quyền trở nên linh hoạt và sắc bén hơn.

Chính vì tính chất trọng dương, trọng kình lực nên những đối thủ khi tỉ thí với sư môn của La Hán Quyền đều có rất ít cơ hội tấn công. Thủ pháp tấn công phòng thủ của La Hán Quyền lợi hại ở chỗ: người đánh La Hán quyền dùng phân thân bên sườn tấn công chính diện đối thủ, tay trước như cung, tay sau tiếp ứng vừa công vừa thủ, hoặc lên hoặc xuống giữ chắc trọng tâm.

Ở Trung Hoa, giới võ lâm Trung Nguyên vẫn đồn đại với nhau rằng Nam quyền Bắc thoái, tức quyền pháp là thế mạnh của võ thuật phương Nam, cước pháp là sở trường của kungfu phương Bắc, tuy nhiên các chiêu cước pháp của La Hán Quyền Thiếu Lâm tự tuyệt nhiên không một đối thủ nào dám coi thường.

Bài viết trên đây cung cấp một số thông tin cơ bản về môn võ La Hán Quyền nổi tiếng của Trung Hoa. Hi vọng quý khách sẽ thu thập được những kiến thức mình cần trong bài viết này của Bảo Vệ Việt Anh.

Bảo Vệ Việt Anh sẵn sàng cung cấp những thông tin về những thế võ, môn phái nổi tiếng, cũng như lực lượng bảo vệ, an ninh giàu kinh nghiệm cho quý khách. 

Đội ngũ Bảo vệ Việt Anh được đào tạo đầy đủ các nghiệp vụ, kỹ năng để trở thành một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp. Nếu quý khách hàng có nhu cầu thuê nhân viên bảo vệ, liên hệ theo HOTLINE dưới đây để được tư vấn.