Nên làm gì khi phát hiện có trộm đột nhập?

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Việc phát hiện nhà có trộm không chỉ mang đến sự hoang mang, lo sợ mà còn liên quan đến vấn đề về an ninh và sự an toàn của bạn, gia đình và mọi người xung quanh. Vậy phải làm gì khi phát hiện nhà có trộm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Mục lục
[ Ẩn ]

1. Cách xử lý khi trộm vào nhà

Dưới đây là các cách xử lý khi trộm vào nhà mà bạn nên làm khi phát hiện nhà có trộm đột nhập.

Cách xử lý khi trộm vào nhà
Các cách xử lý khi trộm vào nhà

Nếu trộm chuẩn bị vào nhà

Khi phát hiện trộm chuẩn bị đột nhập vào nhà, bạn nên bật tất cả đèn và gọi mọi người trong nhà dậy. Điều này sẽ làm kẻ trộm e ngại, từ bỏ ý định đột nhập do không muốn đối mặt với chủ nhà.

Nếu về đến cửa phát hiện dấu hiệu lạ

Nếu bạn về đến nhà mà phát hiện có những dấu hiệu lạ như nghe thấy tiếng động lạ, khóa cửa có vết xước hay cửa mở một cách kỳ lạ, … thì bạn nên giữ bình tĩnh để đưa ra các quyết định an toàn.

Ngoài ra, bạn không nên vào nhà để tránh tiếp xúc trực tiếp với kẻ trộm bên trong nhà. Thay vào đó, bạn nên ở bên ngoài xem xét tình hình và liên hệ với người thân, hàng xóm xung quanh hay cơ quan chức năng gần nhất.

Nếu mới vào trong nhà phát hiện có trộm

Đối với tình huống này, bạn cần tỉnh táo và không tạo ra bất kỳ tiếng động nào khiến cho kẻ trộm chú ý. Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với kẻ trộm để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Nếu đang ngủ phát hiện nhà có trộm

Nếu bạn đang ngủ mà phát hiện có trộm, thì hãy cố gắng giữ bình tĩnh và tránh phát ra bất kỳ âm thanh hoặc chuyển động đột ngột nào vì điều này có thể khiến cho kẻ trộm hoảng sợ và gây nguy hiểm đến bạn.

Nếu chỉ ở nhà một mình

Khi chỉ ở nhà một mình, bạn nên khóa chặt cửa phòng ngủ và giả vờ gọi to người bên cạnh để kẻ trộm lo sợ, từ bỏ ý định ăn trộm. Ngoài ra, bạn có thể nhấn chuông báo động chống trộm (nếu có) hoặc liên hệ và thông báo tình hình đến cơ quan công an địa phương.

Nếu ở nhà có nhiều người

Trong trường hợp này, khi phát hiện dấu hiệu có trộm đột nhập, bạn cần thông báo cho các thành viên khác và cùng nhau tìm cách bảo vệ an toàn cho bản thân và mọi người trong nhà.

Nếu kẻ trộm vừa ra khỏi nhà

Bên cạnh những trường hợp trên, một tình huống mà bạn cũng cần lưu ý chính là phát hiện kẻ trộm vừa ra khỏi nhà. Đối với trường hợp này, bạn nên liên hệ này đến các cơ quan chức năng gần nhất.

Hơn nữa, bạn nên quan sát và ghi nhớ các đặc điểm, hướng chạy của kẻ trộm như: độ tuổi, màu da, khuôn mặt, quần áo … càng chi tiết càng tốt. Điều này sẽ giúp công an nhanh chóng tìm ra kẻ trộm.

2. Khi trộm vào nhà, chủ nhà cần làm gì để không phạm tội?

Bên cạnh những cách xử lý trên, một trong những câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm đến là “Khi trộm vào nhà, chủ nhà cần làm gì để không phạm tội?” hay “Trộm vào nhà có được đánh không?”.

Nên đánh khi có trộm vào nhà không
Trộm vào nhà có được đánh không?

Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn cần hiểu rõ một số quy định pháp luật sau:

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Hiến pháp 2013:

“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.”

Dựa vào hai điều trên, bạn có thể thấy rằng tính mạng và sức khỏe của con người là điều mà pháp luật bảo vệ. Vì vậy, việc kẻ trộm đột nhập vào nhà là phạm pháp nhưng điều này không có nghĩa là khi chủ nhà bắt được kẻ trộm thì có quyền đánh đập. 

Tuy nhiên, đối với trường hợp kẻ trộm có hung khí hay có những hành vi nguy hiểm, pháp luật cho phép chủ nhà sử dụng các biện pháp phòng vệ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm, bao gồm việc đánh kẻ trộm.

Điều này được xem là hành động phòng vệ chính đáng, căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021):

“Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Làm gì khi phát hiện có trộm đột nhập” mà Bảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bạn sẽ biết thêm các biện pháp xử lý khi trộm vào nhà qua nội dung trên nhé!