Điện thoại: 0964.651.686 / 0584.99.6789
Menu

 

 

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy - BẮT BUỘC phải thực hiện

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy có giúp giảm thiểu thiệt hại về người trong những trường hợp khẩn cấp? Tiêu chuẩn và quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy như thế nào? Cùng Bảo vệ Việt Anh theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

1. Khi nào cần phải bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy?

Đối với các trang thiết bị, máy móc điện tử dù có hiện đại, thông minh đến đây đều có hạn sử dụng nhất định. Đồng thời, cần phải có sự can thiệp của con người thì mọi hệ thống, máy móc hoạt động tốt trong thời gian dài. Ngay dưới đây là đáp án cho câu hỏi trên:

  • Sau khi hệ thống mới thực hiện nhiệm vụ của mình là dập tắt đám cháy
  • Sau khoảng thời gian cụ thể: 3 - 6 tháng dù hệ thống phòng cháy chữa cháy không hoạt động gì vẫn nên kiểm tra, bảo trì
  • Khi phát hiện ra những thiết bị có vấn đề: không hoạt động, hoạt động kém 
  • Khi hệ thống phòng cháy chữa cháy đã quá “tuổi” sử dụng cho phép hoạt động

2. Tại sao cần phải bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy?

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy là công việc không quá khó khăn nhưng đây là điều kiện cần và đủ giúp hệ thống hoạt động ổn định. Những giải đáp dưới đây của Bảo vệ Việt Anh sẽ giúp bạn đọc hiểu được tại sao đội ngũ bảo trì hệ thống lại tốn nhiều công sức, thời gian đến vậy.

  • Đảm bảo hệ thống hoạt động bình thường, ổn định và đạt hiệu quả cao nhất
  • Bảo vệ tính mạng con người trong những trường hợp khẩn cấp
  • Giảm thiểu thiệt hại về kinh tế nặng nề đối với chủ đầu tư, doanh nghiệp

3. Tiêu chuẩn bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Tương tự như tiêu chuẩn thiết kế phòng cháy chữa cháy thì cũng có những tiêu chuẩn bảo trì hệ thống phòng cháy chữa. Đội ngũ bảo trì hệ thống cần tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu chuẩn đã được đề ra.

  • Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 quy định về quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện PCCC
  • TCVN 5738: 2001: Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật
  • TCVN 5760:1993: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng
  • TCVN 6101:1996: Hệ thống chữa cháy cacbon dioxit
  • TCVN 6305:1997: Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động
  • TCVN 7336:2003: Hệ thống chữa cháy sprinkler tự động - Yêu cầu thiết kế và lắp đặt

Bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy phải tuân theo tiêu chuẩn do Nhà nước đề ra

4. Thiết bị cần phải có để bảo trị hệ thống phòng cháy chữa cháy

Có thể nói thiết bị bảo trì toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy rất nhiều, thậm chí lên đến con số hàng trăm. Tuy nhiên, trong quá trình bảo trì có thể lược bớt một số thiết bị. Chỉ cần sử dụng những thiết bị bắt buộc, đa chức năng như: 

  • Thiết bị kiểm tra hệ thống: đồng hồ vạn năng, thiết bị thử đầu báo cháy khói, nhiệt
  • Máy sấy hoặc thiết bị thử đầu báo nhiệt chuyên dụng
  • Bộ dụng cụ cơ khí tháo lắp các loại đầu báo
  • Dung môi làm sạch RP7 hoặc các sản phẩm tương tự
  • Thang, giáo hoặc xe nâng người

5. Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Quy trình bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng có những tiêu chuẩn riêng. Đội ngũ bảo trì cần phải tuân theo những thủ tục pháp lý và quy định được Nhà nước đề ra:

5.1. Bảo trì hệ thống báo cháy tự động

Bảo trì hệ thống báo cháy tự động cần thực hiện những bước sau: 

5.1.1. Bảo trì tủ trung tâm điều khiển

Trung tâm điều khiển là bộ phận đầu não của toàn bộ hệ thống phòng cháy chữa cháy. Chính vì thế, cần phải kiểm tra, bảo trì cẩn thận và gồm những công việc sau:

  • Kiểm tra lại toàn bộ các đầu nối của các thiết bị với tủ trung tâm điều khiển
  • Kiểm tra các thiết bị báo cháy hoạt động bình thường
  • Kiểm tra những thông số kỹ thuật đầu ra của tủ trung tâm đã đúng với những thông quy định hay chưa
  • Kiểm tra chức năng hiển thị các thông số, điều khiển các thiết bị ngoại vi
  • Kiểm tra bộ phận truyền thông tin: truyền tin liên lạc, truyền tin báo cháy
  • Kiểm tra công tắc nguồn hoạt động ổn định hay không

Bảo trì tủ điều khiển trung tâm

5.1.2. Bảo trì thiết bị báo cháy

  • Kiểm tra bộ phận nguồn, các dây tín hiệu, lao chùi và thử lại đầu báo khói, đầu báo nhiệt
  • Kiểm tra nút nhấn tác động bằng tay và nút nhấn trì hoãn có đảm bảo hoạt động tốt hay không
  • Kiểm tra các bộ phận cung cấp tín hiệu, bộ phận nguồn
  • Kiểm tra độ rung, mức độ kêu lớn hay nhỏ của chuông báo cháy, đèn, còi, đèn chớp có hoạt động ổn định không
  • Cho những thiết bị hoạt động lại sau khi bảo trì để kiểm tra có còn gặp vấn đề gì nữa không
  • Lau chùi bụi bẩn sạch sẽ, để các thiết bị luôn được mới

5.1.3. Bảo dưỡng hộp kỹ thuật

Bảo dưỡng hộp kỹ thuật cần thực hiện đối với những thiết bị sau:

  • Vệ sinh trong, ngoài của hộp kỹ thuật để hộp kỹ thuật luôn mới
  • Vệ sinh tất cả điểm nối trong hộp
  • Kiểm tra toàn bộ điện trở tiếp xúc với các đầu nối
  • Kiểm tra trở kháng cuối dây điện trở 

5.2. Bảo trì hệ thống chữa cháy 

Bên cạnh bảo trì hệ thống báo cháy thì công việc bảo trì hệ thống chữa cháy cũng quan trọng không kém. Dưới đây, là toàn bộ những bộ phận cần phải bảo trì. 

5.2.1. Bảo trì hệ thống bơm điện, bơm bù nước

Bảo trì hệ thống bơm nước gồm: 

  • Kiểm tra tủ điều khiển của các máy bơm: có bị quá nhiệt, quá tải, những tiếp điểm đóng, ngắt hệ thống bơm nước đã đúng hay chưa
  • Cần phải xử lý ngay tình huống khi kiểm tra thấy máy bơm có tiếng kêu lạ hoặc bị rò rỉ điện
  • Kiểm tra hệ thống máy bơm nước có bị rò rỉ dầu nhớt hoặc có bị hết dầu không 
  • Kiểm tra máy bơm có ở trạng thái hoạt động ổn định không: tốc độ quay nhanh hay chậm

Bảo trì hệ thống bơm nước

5.2.2. Bảo trì hệ thống các đường ống nước cứu hỏa

  • Kiểm tra xem tất cả các van khóa đường ống dẫn nước chính cấp cho các tầng đã được khóa chặt hay có khó mở trong trường hợp khi hết dầu
  • Kiểm tra hệ thống đường ống chính cấp nước cho các tầng có bị rò rỉ hay bị vỡ không
  • Kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước để đảm bảo hệ thống cấp nước hoạt động ổn định
  • Kiểm tra hệ thống vòi phun nước cứu hỏa

5.2.3. Bảo trì hệ thống trụ nước ở ngoài trời

Hệ thống trụ nước ngoài trời đóng vai trò không kém phần quan trọng đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy. Cũng cần phải bảo trì cẩn thận: 

  • Sử dụng những dụng cụ, thiết bị chuyên nghiệp để kiểm tra tất cả các trụ nước
  • Xả thử nước không áp có hoạt động ổn định
  • Loại bỏ toàn bộ lượng nước trong ống sau khi đã xả thử
  • Bơm lại nước mới cho hệ thống trụ nước ngoài trời

Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy. Đây là công việc bắt buộc phải thực hiện đều đặn theo thời gian quy định, để hệ thống luôn làm việc hết công suất khi có dấu hiệu cháy nổ xảy ra.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này! Chúc bạn có một ngày vui vẻ!