Sau khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Ngộ độc thực phẩm là bệnh do cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc chất độc có trong thực phẩm chúng ta ăn vào. Người bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì để mau khỏi và phòng tránh được những tình huống nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục lục
[ Ẩn ]
Bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?
Bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

1. Những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng báo động tình trạng bị vi khuẩn, vi rút hay có chất độc xâm nhập. Những triệu chứng thường thấy rõ nhất là:

  • Cảm thấy buồn nôn và nôn;
  • Bị tiêu chảy, có thể chứa máu hoặc chất nhầy;
  • Co thắt dạ dày và đau bụng;
  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Ăn không ngon miệng;
  • Sốt cao từ 38॰C trở lên;
  • Đau nhức cơ bắp;
  • Cơ thể bị ớn lạnh.

Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường bắt đầu trong vòng 1 đến 2 ngày sau khi ăn thực phẩm bị ô nhiễm. Chúng cũng có thể bắt đầu sau vài giờ hoặc vài tuần sau khi vi khuẩn nằm trong bụng bạn.

Các triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra nhẹ hoặc nặng. Trong hầu hết các trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh sẽ có thể tự khỏi mà không cần đến sự chăm sóc của bác sĩ.

Những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm
Những dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm

2. Người bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Sơ cứu đúng cách sau khi bị ngộ độc thực phẩm giúp làm giảm các triệu chứng và giúp người bệnh mau khoẻ. Khi gặp tình trạng này, cần mau chóng làm theo hướng dẫn dưới đây: 

2.1. Gây nôn ngay lập tức

Sau khi ăn đồ ăn bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hay nhiễm chất độc, nếu người bệnh có triệu chứng buồn nôn thì ngay lập tức cần gây nôn. Người bệnh cần được nôn ra hết những thực phẩm đã ăn để hạn chế ít nhất chất độc còn sót ngấm vào cơ thể.

Cách gây nôn đơn giản nhất là móc họng. Hãy uống một cốc nước muối loãng rồi dùng tay trỏ ngoáy vào cuối lưỡi đầu họng để kích thích nôn.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

2.2. Uống nhiều nước hoặc oresol

Người bị ngộ độc thực phẩm thường bị nôn, tiêu chảy và sốt cao dẫn đến cơ thể bị thiếu nước trầm trọng. Cơ thể thiếu nước rất nguy hiểm, đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ.

Khi đó người bệnh cần uống nhiều nước hoặc dung dịch nước bù điện giải oresol để bù lại muối và khoáng cơ thể bị mất. Lưu ý nên chia nhỏ uống thành nhiều lần và cũng không nên uống quá nhiều.

Uống nhiều nước hoặc oresol
Uống nhiều nước hoặc oresol

2.3. Để người bệnh nghỉ ngơi

Để người bệnh được nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể được hồi phục sau khi bị ngộ độc thực phẩm. Không ăn hoặc uống trong vài giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng.

2.4. Ăn nhiều bữa nhỏ và nhẹ

Chia các bữa chính thành nhiều bữa nhỏ là cách hiệu quả nhất để cung cấp năng lượng cho cơ thể mà không gây áp lực lên hệ tiêu hoá.

Người bệnh có thể bắt đầu ăn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, cháo, cơm, chuối,...

Hãy ngừng ăn nếu cảm thấy đau bụng trở lại. Nên tránh ăn một số loại thực phẩm từ sữa, caffeine, chất kích thích, chất béo hoặc đồ ăn nhiều gia vị.

Nên ăn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa
Nên ăn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa

2.5. Nhập viện nếu tình trạng nặng

Mặc dù nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm không cần đến sự chăm sóc của bác sĩ nhưng bạn nên theo dõi khi có các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

Những người có hệ miễn dịch bị tổn hại, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em có nguy cơ bị nặng hơn và luôn phải đi khám bác sĩ nếu bị ngộ độc thực phẩm.

Hãy đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau đây:

  • Sốt liên tục không dứt cơn;
  • Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu;
  • Tiêu chảy kéo dài hơn ba ngày;
  • Đau bụng dữ dội;
  • Xuất hiện các triệu chứng thần kinh như ngứa ran ở chân tay hoặc mờ mắt;
  • Cơ thể bị mất nước và chất khoáng nghiêm trọng.

Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như trên, hãy đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

3. Các cách phòng ngừa bị ngộ độc thực phẩm

Rửa sạch tay trước khi ăn
Nên rửa sạch tay trước khi ăn

Bạn có thể giảm nguy cơ xảy ra ngộ độc bằng cách chuẩn bị bữa ăn an toàn và đúng cách. Dưới đây là những cách giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:

  • Rửa sạch tay trước khi ăn;
  • Rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với đồ vật chứa nhiều vi khuẩn;
  • Rửa sạch trái cây và rau sống trước khi ăn;
  • Ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng và tươi sống;
  • Lau chùi thường xuyên và giữ vệ sinh tủ lạnh;
  • Nấu thịt và hải sản chín kỹ;
  • Giữ dao và thớt sạch sẽ;
  • Hạn chế ăn đồ sống như tiết canh, gỏi cá, nem chua, …
  • Không ăn đồ ăn thừa để quá lâu.

Trên đây là những điều sau khi bị ngộ độc thực phẩm cần làm theo để cơ thể mau chóng phục hồi. Hy vọng qua bài viết này, Bảo vệ Việt Anh đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.