Hướng dẫn sơ cứu gãy xương đúng cách

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Trong các loại chấn thương thì gãy xương là loại có thời gian bình phục gần như lâu nhất và dễ dàng để lại di chứng nhất nếu như không được sơ cứu đúng cách và kịp thời. Theo dõi bài viết sau đây để có thể sơ cứu gãy xương đúng cách, đảm bảo quá trình điều trị suôn sẻ mà còn bảo vệ chất lượng cuộc sống sau này của nạn nhân.

Mục lục
[ Ẩn ]

sơ cứu cố định xương tạm thời

Các triệu chứng khi bị gãy xương

Gãy xương là tình trạng xương mất đi tính liên tục, thường là do tác động của một lực vào xương gây ra, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Vết thương gãy xương được chia làm 2 loại chính: gãy xương kíngãy xương hở.

  • Gãy xương kín: là loại tổn thương chỉ xảy ra ở xương, trong khi các tổ chức da xung quanh ổ gãy vẫn bình thường hoặc dù có tổn thương nhưng không thông với ổ gãy.
  • Gãy xương hở: là khi xuất hiện tổn thương ở cả bề mặt da thông với ổ gãy xương hoặc đầu xương chòi ra ngoài. Gãy xương hở rất nghiêm trọng vì nó không những gây chảy máu mà còn có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng nề.

x ray gãy xương
Hình chụp X-ray xương đầu gối

Thông thường, người bị gãy xương sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu nhỏ của đoạn xương gãy.
  • Đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí gãy, cảm thấy đau hơn khi vận động.
  • Giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của bộ phân bị xương gãy.
  • Sưng tấy, bầm tím ở vùng chấn thương.
  • Biến dạng chi gãy: chi bị ngắn lại, gập góc hay xoắn vặn…
  • Khi khám có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo của của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau. 
  • Nạn nhâncó thể bị sốc. Tình trạng này thường xảy ra trong các trường hợp gãy xương hở, gãy xương chậu, xương đùi và đa chấn thương.

Chú ý: Những triệu chứng nêu trên chỉ là những cái phổ biến chứ không phải là tất cả. Vì thế khi sơ cứu gãy xương thì không được tùy tiện vận động bất kỳ nơi nào của cơ thể nếu không cần thiết mà phải dựa vào quan sát, nếu có thể hãy so sánh nơi bị thương với nơi lành lặn để phán đoán vết thương.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

Hướng dẫn sơ cứu gãy xương

Sơ cứu gãy xương rất quan trọng và nên được thực hiện đúng trình tự theo các bước như sau:

Bước 1: Gọi cấp cứu

Người bị gãy xương rất cần sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp nên gọi cấp cứu là việc làm ưu tiên, đặc biệt là trong các trường hợp sau:

  • Nạn nhân gãy xương hở.
  • Nạn nhân xuất huyết nặng. 
  • Nghi ngờ nạn nhân bị gãy xương ở đầu, cổ và lưng.

Trong thời gian đợi nhân viên y tế, cần tiếp tục tiến hành sơ cấp cứu gãy xương để hạn chế làm tổn thương thêm trầm trọng.

Bước 2: Cầm máu

Nếu thấy vết thương chảy máu, dùng vải sạch hay băng vô trùng trực tiếp ép chặt vào vết thương. Đây là bước đầu tiên khi sơ cứu gãy xương tránh nạn nhân mất quá nhiều máu.

Bước 3: Cố định vùng tổn thương

Việc quan trọng nhất khi sơ cứu gãy xương là cần nhanh chóng phán đoán để xác định khu vực bị tổn thương (nhất là trường hợp gãy xương kín), sau đó dùng nẹp hoặc băng đeo (thường dùng đới với gãy xương cánh tay) để cố định. 

cố định xương gãy
Dùng nẹp có định khu vực bị tổn thương

Lưu ý: 

  • Hãy dùng nẹp ở khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương.
  • Hạn chế nhất có thể việc di chuyển, va chạm đối với vùng xương bị gãy.
  • Trong trường hợp nhìn thấy phần xương lòi ra ngoài thì không cố gắng đưa phần xương đó trở vào trong bởi điều đó chỉ tăng mức độ tổn thương và đau đớn cho nạn nhân. 

Bước 4: Chườm lạnh lên khu vực tổn thương

Gói các cục nước đá lạnh trong một lớp vải sạch rồi đặt lên vùng gãy xương trong khoảng 10 phút. Việc này có thể làm giảm phù nề và giảm cảm giác đau cho nạn nhân.

Chú ý: TUYỆT ĐỐI không chườm đá lạnh trực tiếp lên vết thương để sơ cứu gãy xương.

Bước 5: Sau khi đã thực hiện hết các bước sơ cứu gãy xương ở trên hãy nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viên gần nhất để điều trị kịp thời. Trong quá trình di chuyển tránh va đập, di chuyển chỗ bị thương và cố gắng trấn an tinh thần của nạn nhân.

Kỹ năng sơ cứu khi nghi ngờ nạn nhân bị nứt gãy xương hoặc bong gân nặng

Trong các bước sơ cứu gãy xương được trình bày ở trên thì bước cố định vùng tổn thương sẽ góp phần tích cực nhất trong việc điều trị sau này của các bệnh nhân. Vì thế khi có triệu chứng của việc nứt gãy xương hãy nhanh chóng phán đoán để thực hiện các phương pháp cố định chính xác

Dưới đây là các cách cố định trong một vài trường hợp gãy xương cụ thể.

Cố định gãy xương cẳng tay

Đối với trường hợp cử động gấp được khớp khuỷu

  • Để cẳng tay bị gãy sát thân bệnh nhân, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay để ngửa lên . 
  • Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. 
  • Dùng dây rộng bản buộc cố định nẹp ở ba vị trí bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Đối với trường hợp không thể cử động gấp khuỷu tay được

  • Không được cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Hướng dẫn nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị gãy.
  • Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng dải băng rộng bản ở 3 vị trí: Quanh cổ tay và đùi; Quanh cánh tay và ngực; Quanh cẳng tay và bụng. 
  • Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chuyên môn kiểm tra, đánh giá lại và điều trị đúng.

sơ cứu gãy xương tay
Sơ cứu gãy xương cẳng tay

Cố định gãy xương cẳng chân

  • Dùng hai nẹp bằng nhau, dài khoảng 70 - 80 cm.
  • Đặt nẹp ở mặt trong cẳng chân, từ giữa đùi tới quá gan chân khoảng 1cm. Nẹp ở mặt ngoài cẳng chân, từ giữa đùi tới quá chân khoảng 1cm.
  • Đệm lót ở 4 đầu nẹp.
  • Cố định nẹp vào chi ở ba vị trí quan trọng:
    • Đường băng ở đầu gối theo kiểu băng số 8 kép (băng vết thương vùng khoeo).
    • Đường băng ở cổ bàn chân theo kiểu băng số 8 (băng vết thương mu chân).
    • Đường băng giữa đùi cố định đầu trên hai nẹp vào đùi bằng đường băng tròn.

sơ cứu gãy xương chân
Sơ cứu cố định xương chân

Lưu ý: Cố định 2 chân vào nhau bằng các vòng băng tròn quanh cả 2 cổ chân.

Sơ cứu những chấn thương cơ xương khớp khác

Ngoài gãy xương là tình trạng tổn thương nặng nhất thì vẫn còn những chấn thương cơ xương khớp khác.

Sơ cứu trật khớp

Trật khớp là tình trạng có sự di lệch đột ngột hoàn toàn hay không hoàn toàn giữa các mặt khớp xương với nhau hoặc giữa các đầu xương ra khỏi vị trí của ổ khớp.

Do tính chất các vết thương khác nhau nên việc sơ cứu đối với tình trạng trật khớp và bong gân sẽ khác với sơ cứu gãy xương, cụ thể như sau: 

Khi phán đoán nạn nhân bị trật khớp thì cần phải có những cách xử trí ban đầu như sau:

  • Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động vùng bị thương, tiến hành gắn nẹp bảo vệ để hạn chế sự di lệch ổ khớp xương. 

Lưu ý: TUYỆT ĐỐI không tự ý nắn chỉnh khớp cổ chân của nạn nhân vì nếu nắn sai cách có thể làm nặng hơn tình trạng trật khớp, gây đau đớn cho bệnh nhân.

  • Chườm đá lạnh quanh cổ chân để co mạch, giảm đau, giảm sưng. Tại nhà có thể cho đá vào túi nilon sạch rồi chườm lên vị trí chấn thương.
  • Sử dụng băng thun để băng ép vừa phải vùng bị thương nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu tĩnh mạch tại vùng chấn thương. 

băng bó vết thương ở chân
Băng bó khi bị trật khớp chân

Ví dụ: Trường hợp bị trật khớp cổ chân thì có thể bang ép từ bàn chân lên đến gối nạn nhân.

  • Đặc biệt không được tự ý chườm ấm chườm nóng vì có thể làm tăng tình trạng phù nề cổ chân của nạn nhân.
  • Cho bệnh nhân nằm kê chân cao lên trên khoảng từ 10 - 20cm để tăng sự lưu thông tuần hoàn máu. Nhưng không đưuọc kê quá cao sẽ làm tê chân do giảm lượng máu động mạch di chuyển xuống lòng bàn chân.

Sơ cứu bong gân

Bong gân là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp bị giãn quá mức, có thể dẫn đến rách một phần hoặc rách toàn bộ dây chằng dưới tác động của lực chấn thương.

Khi bị bong gân, người bệnh cần dừng cử động và thực hiện các cách sơ cứu sau trong vòng 48 giờ:

  • Nghỉ ngơi: Hạn chế hoàn toàn các cử động để vùng bị thương nghỉ ngơi đến khi giảm đau.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh vùng bị bong gân ngay lập tức, thực hiện 4 - 8 lần/ngày và khoảng 10 - 15 phút/lần. Cách này sẽ giúp giảm đau sưng. Sau khoảng 2 ngày chườm lạnh thì bạn hãy chuyển sang ngâm nước ấm.
  • Cố định khớp: Sử dụng loại băng vải có độ đàn hồi cao băng vùng bị bong gân khoảng 2 ngày, lưu ý không nên băng quá chặt. Cách này giúp giảm sưng.
  • Nâng cao vùng bị thương: Nâng hoặc kê cao vùng bị bong gân so với tim giảm tình trạng sưng phù.

Xem thêm: Kỹ năng sơ cứu xử lý tính huống khẩn cấp ai cũng nên biết

Phòng ngừa tổn thương cơ, xương và khớp

Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn việc điều trị. Chính vì thế, bên cạnh việc hướng dẫn mọi người các cách sơ cứu gãy xương và các tổn thương khác về xương khớp, chúng tôi cũng khuyến khích mọi người có những biện pháp để hạn chế các nguy cơ gây ra các tổn thương này. 

Nguyên nhân chính gây ra các tổn thương xương khớp là do lực tác động mạnh từ bên ngoài vào vùng xương khớp nên để phòng ngừa thi cách tốt nhất chính là cẩn thận, giảm thiếu khả năng gây va chạm giữa cơ thể và các đồ vật xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

đi bộ hàng ngày
Rèn luyện thể thao hàng ngày

Ví dụ:

  • Xây dựng một ngôi nhà an toàn: như sắp xếp các vật dụng trong nhà gọn gàng, tránh vướng chân, vấp ngã; trong nhà phải đầy đủ ánh sáng dễ quan sát; trong phòng tắm phải gắn các thanh vịn, có thảm chống trượt; gạch lát nhà tăng độ ma sát…
  • Cẩn thận để tránh các tai nạn đáng tiếc trong quá trình tham gia giao thông trên đường phố, làm việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày. 

Mặt khác, chúng ta cũng có thể giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương về xương khớp bằng cách duy trì và nâng cao độ chắc bền của xương, khớp thông qua việc xây dựng các thói quen sinh hoạt và làm việc khoa hoc thể hiện ở các tiêu chí như sau.

Chế độ dinh dưỡng

Canxi là chất dinh dưỡng rất tốt để giúp bạn cải thiện hệ xương khớp, vì vậy chúng ta nên bổ sung canxi cho cơ thể thông qua việc ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như là cá, tôm, cua,… 

Ngoài những thực phẩm đó ra thì sữa cũng là một loại đồ uống để bổ sung dinh dưỡng chứa nhiều canxi. Việc bổ sung canxi rất quan trọng bởi cấu tạo của xương chính là canxi.

Chế độ vận động

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vận động vừa sức giúp hồi phục các tổn thương cho xương khớp. Bạn nên bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng không nên tập ngay từ đầu những bài tập quá nặng.

Chế độ làm việc

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, điều này ảnh hưởng đến sự chịu đựng của xương khớp. Trong khoảng một giờ ngồi hoặc đứng liên tục chúng ta nên vận động một lần nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn. 

Bảo vệ Việt Anh mong rằng các kiến thức được đề cập trên đấy sẽ hữu ích cho tất cả mọi người đặc biệt là những ai gặp tình trạng phải sơ cứu gãy xương. Chúng tôi cũng rất khuyến khích người đọc hãy sống và làm việc một cách khoa học để luôn luôn khỏe mạnh.