Huấn luyện kỹ năng sơ cứu, cấp cứu người bị nạn nằm trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ của Công ty bảo vệ Việt Anh. Đây là một kỹ năng bổ ích có thể giúp nhân viên xử lí nhiều tình huống trong công việc và cả cuộc sống thường ngày.
Kỹ năng sơ cứu, cấp cứu là gì?
1. Định nghĩa
Kỹ năng sơ cứu, cấp cứu là sự can thiệp hỗ trợ ban đầu cho người gặp nạn như hô hấp nhân tạo, hồi sức tim phổi, cố định vết thương, cầm máu, sơ cứu người bị bỏng,... Tất cả đều nhằm:
- Cứu sống nạn nhân
- Ngăn tình trạng của nạn nhân xấu đi
- Thúc đẩy ổn định nạn nhân
- Giảm thiểu tình trạng thương tật cho sau này
Lưu ý: Khi là người có mặt đầu tiên tại hiện trường, ngoài việc lập tức sơ cứu nạn nhân, bạn hãy kêu gọi mọi người tới trợ giúp và gọi ngay cấp cứu 115.
2. Tầm quan trọng của sơ cứu, cấp cứu
- Trong tình huống nguy cấp, nếu được sơ cứu đúng cách sẽ hạn chế thấp nhất thương tổn cho người gặp nạn.
- Trong nhiều trường hợp việc được sơ cấp cứu đúng lúc là yếu tố quan trọng giữ lại mạng sống của người gặp nạn.
- Thời gian là yếu tố rất quan trọng quyết định tình trạng của người gặp nạn. Ví dụ: tim nếu ngừng đập trong 4 phút có thể dẫn tới não bị tổn thương, nếu quá 10 phút có thể dẫn tới não tổn thương không thể phục hồi.
3. Nếu gặp phải tình huống người gặp nạn bạn cần làm gì?
- Hãy bình tĩnh
- Đánh giá nhanh hiện trường và tình trạng của nạn nhân
- Gọi hỗ trợ, nếu bạn biết sơ cứu thì hãy sơ cứu luôn cho nạn nhân còn không thì hãy gọi ngay hỗ trợ
- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất
Xem ngay: Túi Sơ Cấp Cứu theo đúng chuẩn quy định của pháp luật
Những kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản
Huấn luyện kỹ năng sơ cứu người bị nạn nằm trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ của Công ty bảo vệ Việt Anh. Các tình huống được tập huấn bao gồm:
1. Sơ cứu cho người bị ngạt thở, xoa bóp tim, hô hấp nhân tạo
Khi nói đến các kỹ năng sơ cứu giúp cứu sống người khác, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hô hấp nhân tạo. Kỹ năng này sẽ quyết định sự sống hay cái chết cho những người đang lâm vào tình trạng tim ngừng đập, hay không thở được.
Trong trường hợp phát hiện người gặp nạn:
- Kiểm tra ngay nạn nhân có còn thở không?
- Mở miệng nạn nhân xem có máu, đờm dãi, dị vật hay không? Lấy sạch dị vật hay những thứ nghi làm nghẽn đường thở của nạn nhân. Kiểm tra có phải do tụt lưỡi hay không để tiến hành kéo lưỡi.
- Giữ cho đường thở thẳng trục bằng cách nâng cằm, đẩy hàm
- Hô hấp nhân tạo kết hợp xoa bóp tim (Phương pháp hồi sức tim phổi) để nạn nhân có thể thở bình thường trở lại.
2. Cấp cứu người bị đau tim
Biểu hiện của người bị lên cơn đau tim thường khá rõ ràng. Hiện nay, bệnh tim cũng khá phổ biến, như ở Mỹ thì 7 ca tử vong thì có 1 ca tử vong liên quan đến tim.
Biểu hiện của người lên cơn đau tim:
- Tức ngực, đầu óc quay cuồng, chóng mặt
- Cảm giác đau ở ngực hoặc cánh tay, có thể lan ra cổ, quai hàm, dạ dày
- Buồn nôn, khó thở
- Ngất xỉu, đổ mồ hôi
- Không tỉnh táo, mệt mỏi, bất an
Nếu gặp trường hợp như trên hãy cố gắng giúp người gặp nạn thở, gọi ngay cấp cứu. Nếu người bị nạn bất tỉnh, hãy kiểm tra xem tim còn đập không và tiến hành sơ cứu, hô hấp nhân tạo nếu cần thiết.
3. Sơ cứu cầm máu cho người bị nạn
Trường hợp người bị tai nạn, chảy máu nhiều, có thể gây ra nguy hiểm tính mạng. Bạn có thể thực hiện theo cách sơ cứu vết thương chảy máu ngoài sau đây:
Cần xác định shock và cầm máu. Đánh giá tuần hoàn, tình trạng người gặp nạn có thể căn cứ vào mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, da nhợt, vã mồ hôi thì đây là biểu hiện của shock mất máu.
Lúc này, hãy cố gắng sơ cứu cầm máu ở các vết thương bề ngoài còn chảy máu trong nhất định cần đội ngũ bác sĩ can thiệp. Hãy gọi ngay cấp cứu 115.
Cách cầm máu
- Lấy băng hoặc vải sạch ép, quấn chặt miệng vết thương lại, giữ vết thương không chảy máu nữa.
- Tuyệt đối không bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới, đưa người bị nạn tới trạm y tế, bệnh viện gần nhất để nhân viên y tế xử lý.
- Trường hợp tai nạn gãy, đứt chi chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt.
4. Kỹ năng sơ cứu người bị đuối nước
Đuối nước là tình trạng khá phổ biến, nhất là vào mùa hè, khi gặp trường hợp đuối nước chúng tôi luôn huấn luyện cho nhân viên của mình:
- Hô hào thật to cho người xung quanh biết để hỗ trợ
- Nếu tự tin về khả năng bơi lội của mình có thể trực tiếp nhảy xuống cứu
- Nếu không tự tin về bơi lội, hãy ném phao cứu sinh, hoặc mảnh ván, những vật nổi cho người bị nạn bám vào.
- Ngoài ra có thể dùng sào, gậy dài đưa cho nạn nhân nắm và kéo vào bờ, lưu ý đứng xa bờ và thật vững tránh bị kéo người xuống nước.
Sau khi đã cứu được người bị nạn lên bờ, nếu người bị nạn bất tỉnh hãy tiến hành sơ cứu đuối nước (Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng đã có người gọi cấp cứu 115, nếu không ai gọi thì mình nên gọi song song với sơ cứu nạn nhân)
Đầu tiên, hãy kiểm tra mạch, tim và hơi thở của người bị nạn xem còn thở không, tim còn đập không.
Nếu không bắt được mạch, tiến hành hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân không tự thở được. Kết hợp xoa bóp tim để phục hồi tim phổi cho nạn nhân.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách sơ cứu bỏng Nhanh Chóng - Đúng Cách - An Toàn để có thể bình tĩnh xử lý tình huống, cứu người bị nạn.
Tóm lại, các khóa học kỹ năng sơ cứu, kỹ năng nghiệp vụ luôn được Bảo vệ Việt Anh tổ chức thường xuyên. Qua đó chúng tôi chú trọng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp của công ty, giúp hoàn thành tốt nhiệm vụ, ứng phó được mọi tình huống.
Nhờ vậy, khách hàng luôn hài lòng và tin tưởng lựa chọn dịch vụ bảo vệ của công ty chúng tôi.