Sơ cứu đuối nước và những sai lầm cần tránh

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đuối nước là loại tai nạn thường gặp trong cuộc sống, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Khi gặp phải tình huống này, người sơ cứu phải nắm chắc các nguyên tắc thực hiện sơ cứu đuối nước thì mới có thể đưa nạn nhân qua khỏi cơn nguy kịch. Vì thế hãy cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu cụ thể hơn về cách sơ cứu đuối nước để có thể áp dụng trong trường hợp cần thiết.

Mục lục
[ Ẩn ]

sơ cứu đuối nước
Hướng dẫn sơ cuối đuối nước

Nguyên nhân chính dẫn đến đuối nước

Trước khi tìm hiểu về cách sơ cứu đuối nước thì chúng ta cần biết nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Có thể hiểu rằng, đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp dẫn đến tình trạng ngưng tim, ngưng thở. Làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Nếu như không được sơ cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này đó là:

  • Do ngạt nước: đó là trường hợp của những người không biết bơi ngã xuống nước và không được cứu lên kịp thời.
  • Do cơ thể bị sốc nhiệt khi đột ngột tiếp xúc với nước dẫn đến tình trạng bị chuột rút mà không được phát hiện kịp thời.
  • Do lặn quá sâu dưới nước rồi ngạt.
  • Do bơi quá mệt rồi ngất đi 
  • Do bị sóng ngầm, thiên tai cuốn vào trong nước sâu. 

nạn nhân duối nước
Nạn nhân bị đuối nước

Cách sơ cứu đuối nước 

Để tăng khả năng hồi sinh cho các nạn nhân bị đuối nước thì người sơ cứu cần phải tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc sơ cứu đuối nước và thực hiện các kỹ năng sơ cứu đúng kĩ thuật.

Nguyên tắc sơ cứu đuổi nước.

Nguyên tắc quan trọng nhất khi sơ cứu đuối nước đó là các biện pháp sơ cứu phải được thực hiện ngay tại chỗ để giúp nạn nhân vượt qua nguy hiểm trong đó có tình trạng xấu nhất đó là bị ngưng tim, ngưng thở. 

Trong đó, ưu tiên hàng đầu là việc đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước.

  • Nếu nạn nhân còn tỉnh và đang giãy giụa dưới nước, hãy ném cho họ một cái phao, một khúc gỗ, một cây sào hoặc một sợi dây để giúp họ lên bờ. 
  • Không nên nhảy xuống nước nếu không biết bơi, hoặc không được huấn luyện cách đưa người đuối nước còn tỉnh lên bờ. Điều đó có thể gây nguy hiểm cho cả người cứu nạn và người gặp nạn. Vì nạn nhân lúc này đang trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt đồng thời dìm người cứu nạn làm cho cả hai cùng ngạt nước. 
  • Hãy hô hoán mọi người xung quanh cùng giúp đỡ, hạn chế một mình cứu hộ, vừa đảm bảo kịp thời thực hiện công việc sơ cứu đuối nước, vừa đảm bảo an toàn cho người cứu hộ. 

Khi gặp nhiều người cùng bị đuối nước, nếu điều kiện không cho phép, nên cứu từng người một, ưu tiên cứu người ở gần bờ, gần thuyền trước, cứu người yếu hơn trước.

Nếu trực tiếp cứu nạn nhân ở dưới nước, cần phải tiếp cận từ phía sau lưng nạn nhân. Trong đó, các tư thế thường áp dụng là:

  • Quàng một tay người cứu hộ từ vai vòng qua nách đối diện của người bị nạn.

cách sơ cứu khi bị đuối nước

  • Sử dụng 2 tay giữ 2 bên đầu nạn nhân, người cứu hộ bơi ngửa bằng 2 chân.

sơ cứu khi đuối nước

  • Nắm tóc (nếu người bị nạn có tóc dài) hoặc nắm lấy cổ áo và kéo nạn nhân về phía sau.

cách sơ cứu người bị đuối nước

Các cách tiếp cận người dưới nước như trên sẽ đảm bảo nạn nhân di dộng trên mặt nước trong tư thế giống bơi ngửa, đảm bảo miệng, mũi nạn nhân luôn cao hơn mặt nước để tránh nước xâm nhập vào đường hô hấp trên.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

Các bước sơ cứu đuối nước 

Sau khi đã đưa được nạn nhân lên nơi khô ráo, cần phải nhanh chóng tiến hành các thao tác sơ cứu đuối nước tiếp theo để kiểm tra đường hô hấp của nạn nhân và xử lí kịp thời, đúng phương pháp khi họ xảy ra tình trạng ngừng hô hấp hoặc khó thở.

  • Nếu nạn nhân vẫn còn tỉnh: trấn an, động viên để làm họ bình tĩnh trở lại, chú ý giữ ấm để tăng thân nhiệt. Để nạn nhân yên tĩnh nghỉ ngơi ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Nếu nạn nhân đã bất tỉnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn dưới đây

Đặt nạn nhân nằm trên nền đất phẳng cứng, khô ráo, tránh để mọi người tụ tập đông đúc tại nơi cứu hộ gây tình trạng thiếu khí. Việc quan trọng của sơ cứu đuối nước là tiến hành nhận định ngay nạn nhân có bị ngưng tim, ngưng thở hay chỉ bị ngất do quá hoảng sợ.

Các dấu hiệu của việc ngưng tim, ngưng thở thường là:

+ Mất ý thức: khi lay gọi, kích thích đau nạn nhân đều không phản ứng. Đồng từ giãn, không có phản xạ với ánh sáng.

+ Ngừng thở: xác định khi lồng ngực và bụng bệnh nhân hoàn toàn không có cử động thở.

+ Ngừng tim: khi không bắt được mạch cảnh và mạch bẹn.

cách sơ cứu trẻ bị đuối nước
Kiểm tra tình trạng nạn nhân bị đuối nước

Khi nạn nhân có các dấu hiệu như trên cần ngay lập tức tiến hành hồi sức tim phổi cho nạn nhân bao gồm các kỹ năng: hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực; thông khí bằng bóng Ambu qua face-mask và đặt nội khí quản.

Cấp cứu hồi sức tim phổi cho nạn nhân bị đuối nước

Dưới đây là những phương pháp để sơ cứu đuối nước hồi sinh tim phổi cho nạn nhân bị đuối nước trong các trường hợp ngừng thở, ngừng tim.

Hô hấp nhân tạo 

Bước 1: Đặt nạn nhân ở tư thế nằm, chú ý lấy dị vật trong miệng (nếu có).

Bước 2: Nâng cằm, một tay bịt chặt mũi nạn nhân, còn tay kia kéo hàm dưới xuống để miệng nạn nhân mở ra, thổi mạnh vào miệng nạn nhân trong khoảng 2 giây. Làm tương tự hai lần liên tiếp 

Lưu ý:

+ Trước khi thổi, đặt một chiếc khăn hoặc miếng vải khô lên vùng miệng nạn nhân để hạn chế lây nhiễm cho người cứu hộ.

+ Hô hấp nhân tạo phải đảm bảo ngực người bị nạn phồng lên, xẹp xuống đều đặn theo mỗi nhịp thổi.

hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
Hô hấp nhân tạo cho nạn nhân

Nếu lồng ngực không nhô lên thì cần tăng lực thổi hoặc quan sát sâu trong cổ họng nạn nhân có bị mắc dị vật hay không.

Ép tim ngoài lồng ngực

  • Nới lỏng và cởi bỏ cúc áo, thắt lưng, vòng cổ.
  • Quỳ gối đối diện nạn nhân và đặt hai tay lên vùng ngực của người bị nạn và tiến hành nhấn lồng ngực.   
  • Khi nhấn nhớ giữ thẳng tay và dùng sức nặng ½  thân trên của người cứu hộ để tạo lực ép xuống lồng ngực của nạn nhân khoảng 3 - 4 cm, sau đó nới lỏng tay ra. 

sơ cứu ép lồng ngực nạn nhân
Phương pháp Ép tim ngoài lồng ngực kết hợp hô hấp nhân tạo

Chú ý:

Đối với trẻ bị đuối nước dưới 1 tuổi, khi thực hiện ép tim ngoài lồng ngực bạn chỉ dùng 2 ngón tay thực hiện lực ép tim xuống sâu khoảng 1 - 2 cm.

Đối với tất cả các đối tượng khi sơ cứu đuối nước, phải đảm bảo thực hiện tần suất ép tim ngoài lồng ngực từ 100 – 120 lần/ phút.

Cần lưu ý, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cần phải được phối kết hợp thực hiện mới đem lại hiệu quả tốt nhất. 

Cứ hô hấp nhân tạo 2 lần thì tiến hành ép tim 30 lần. Sau 5 chu kỳ ép tim - thổi ngạt, kiểm tra lại mạch trong 5 giây. Phải kiên trì thực hiện cho đến khi tim của nạn nhân đập lại và nạn nhân có thể tự thở trở lại.

Qua mỗi 2 phút người ép tim – hô hấp nhân tạo được đổi vị trí để đảm bảo họ không quá mệt dẫn đến giảm chất lượng ép tim. 

Nếu sau 2 - 3 giờ sơ cứu tích cực mà tim không đập trở lại, đồng tử mắt vẫn giãn to thì nạn nhân có khả năng không qua khỏi.

Thông khí qua bóng ambu và đặt nội khí quản.

Trong quá trình sơ cứu đuối nước nếu có sự có mặt của nhân viên y tế và dụng cụ sơ cứu chuyên nghiệp thì có thể tiến hành thông khí cho nạn nhân bị đuối nước bằng bóng ambu và đặt nội khí quản.

Đối với bóng ambu, 

(1) Chọn mask và bóng phù hợp kích thước khuôn mặt của nạn nhân.

(2) Nối dây dẫn oxy với bóng ambu, điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp.

(3) Đảm bảo đường thở của nạn nhân đã không còn dị vật, thông thoáng.

(4) Đặt mask lên trên mặt nạn nhân, dùng tay của mình giữ chặt đảm bảo mask phủ kín mặt nạn nhân. Giữ mask bằng 2 tay cho chắc chắn.

sơ cứu đuối nước bằng bóng ambu
Sử dụng dụng cụ sơ cứu đuối nước

(5) Cho nạn nhân thở oxy bằng cách bóp bóng từ từ đều đặn.

(6) Đánh giá mức độ thông khí đầy đủ cho nạn nhân bằng cách quan sát chuyển động lồng ngực nạn nhân.

Thủ thuật đặt nội khí quản

Đặc biệt lưu ý: kỹ thuật sơ cứu đuối nước này chỉ có thể được tiến hành bởi nhân viên y tế có trình độ chuyên môn vì độ khó cao dễ nguy hiểm đến nạn nhân

(1) Lắp lưỡi có đèn soi thanh quản vào cán, kiểm tra độ sáng của bóng đèn.

(2) Người hỗ trợ dùng tay cố định đầu và cổ nạn nhân. Đầu - cổ nạn nhân phải ở tư thể thẳng và trung gian trong quá trình làm thủ thuật.

(3) Giữ cán đèn soi thanh quản bằng tay trái.

(4) Đặt lưỡi có đèn soi thanh quản vào phía bên phải miệng nạn nhân, gạt lưỡi sang trái.

(5) Tìm nắp thanh quản và 2 dây thanh âm bằng mắt thường.

(6) Nhẹ nhàng đặt ống nội khí quản vào trong khí quản, chú ý không tỳ đèn soi thanh quản vào răng hay phần mềm xung quanh.

(7) Kiểm tra vị trí của ống nội khí quản.

(11) Quan sát sự di chuyển lên xuống của lồng ngực theo nhịp bóp bóng ambu.

(12) Dùng ống nghe để nghe ngực và bụng nạn nhân để đảm bảo ống nội khí quản được đặt đúng vị trí.

Chú ý: Sau khi đã thực hiện các biện pháp hồi sức tim phổi có hiệu quả, dù nạn nhân bị đuối nước đã tỉnh lại hoặc chưa tỉnh lại thì vẫn cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra xem nạn nhân có bị các tổn thương khác như phù phổi cấp hay các vấn đề khác về sức khỏe hay không.

Nếu nghi ngờ có chấn thương về xương, khớp (dựa vào hiện trường tai nạn, vị trí nạn nhân kêu đau, các vết thương trên da …) thì nạn nhân cần được cố định trong quá trình di chuyển. 

Thay quần áo khô, giữ ấm cho nạn nhân vì quá trình ngâm nước khiến nạn nhân bị giảm thân nhiệt.

Xem thêm: Kỹ thuật sơ cứu gãy xương đúng cách

Những sai lầm cần tránh khi sơ cứu đuối nước 

Thứ nhất, sau khi đưa được nạn nhân ra khỏi nước, rất nhiều người sơ cứu đuối nước bằng cách dốc ngược nạn nhân hoặc vác nạn nhân lên vai rồi chạy để sốc nước ra ngoài cơ thể cho người bị nạn. 

phòng tránh đuối nước
Những việc không nên làm khi sơ cứu đuối nước

Đây là hành động hoàn toàn sai lầm trong quá trình sơ cứu đuối nước vì nó làm mất thời gian quý giá để thông khí cứu sống nạn nhân bị ngạt do nước. Mặt khác khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người thường nghĩ.

Nước sẽ được tống ra ngoài khi thực hiện hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.

Sau khi đưa nạn nhân ra khỏi nước không cần thiết phải di chuyển đến bệnh viện ngay mà phải tìm một chỗ khô ráo, thoáng khí để tiến hành việc hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Sau khi nạn nhân hồi phục việc hô hấp và tuần hoàn thì mới tiến hành di chuyển họ đến cơ sở y tế để được kiểm tra chuyên sâu. 

Bởi vì đuối nước sẽ dẫn đến tình trạng nạn nhân bị thiếu khí, không thể tự mình hô hấp. Cũng có nghĩa là các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp oxy nếu không kịp thời cung cấp trở lại có thể gây ra di chứng nghiêm trọng nhất là cho não bộ của nạn nhân. Việc sơ cứu đuối nước là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng của nạn nhân.

Thông qua bài viết này, Bảo vệ Việt Anh đã chia sẻ những kỹ năng cần thiết khi sơ cứu đuối nước. Hi vọng, mọi người có thể dành thời gian để tìm hiểu kĩ về các kỹ năng sơ cứu này để có thể áp dụng khi cần thiết.