Cầm Nã Thủ - Tinh tuý của các đòn khoá tay

Xếp hạng: 3.4 (26 bình chọn)

Chắc hẳn nếu bạn là người tìm hiểu và say mê về võ thuật sẽ biết cái tên Cầm Nã thủ nhưng bạn có biết Cầm Nã thủ là cơ sở có mặt trong các môn võ không. Hãy cùng tìm hiểu với Bảo vệ Việt Anh nhé!!

Mục lục
[ Ẩn ]

Cầm Nã thủ
Cầm Nã thủ

1. Cầm Nã thủ là gì?

Cầm Nã thủ là một môn võ chuyên sử dụng lực từ bàn tay tới các ngón tay để tấn công đối phương. Trong tiếng Trung, Cầm có nghĩa là bắt giữ, Nã là kiểm soát; Cầm Nã nghĩa là nghệ thuật bắt giữ, kiểm soát.

2. Nguồn gốc của Cầm Nã thủ

Về Cầm Nã thủ được các chuyên gia nghiên cứu cho thấy rằng Cầm Nã thủ ra đời cách nay hàng ngàn năm, vì vậy rất khó để xác định Cầm Nã thủ xuất phát từ đâu.

Tuy nhiên, cách đây từ xa xưa cho thấy từ khi mới phát sinh và có giao thoa giữa các nước nên võ thuật giữa các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... và các nước phương Tây đều có sự ảnh hưởng ít nhiều khác nhau của cầm Nã thủ. 

Một số môn võ ít nhiều có liên quan tới Cầm Nã thủ có thể kể tới như:

  • Tiểu cầm Nã thủ của Võ Đang (Trung Quốc)
  • Đại cầm Nã thủ của Thiếu Lâm (Trung Quốc)
  • Niên Hoa Cầm Nã thủ của Thiếu Lâm (Trung Quốc)
  • Aikido (Nhật Bản)
  • Cầm Nã thủ của Nhu Thuật (Nhật Bản),...

Luyện tập Cầm Nã thủ với bóng của Thái Cực quyền - Võ Đang
Luyện tập Cầm Nã thủ với bóng của Thái Cực quyền - Võ Đang

3. Đặc điểm của Cầm Nã thủ

Các chiêu thức và kỹ thuật trong Cầm Nã thủ giúp kiểm soát đối phương bằng các thế khóa khác nhau. Cầm Nã thủ sử dụng ngón tay và bàn tay nhằm mô phỏng cách bắt chộp săn mồi của con chim đại bàng.

Cách đánh của Cầm Nã thủ chủ yếu sử dụng kỹ thuật ấn, điểm nhằm vào các huyệt đạo, dây chằng, bó cơ, cơ quan của đối phương khiến cho việc lưu thông khí huyết trong cơ thể dẫn đến lục phủ ngũ tạng, tim và Não bị xáo trộn dẫn đến nhẹ thì bị khoá, đau, tê liệt nặng thì bị ngất hoặc tử vong.

Cầm Nã thủ là phép đánh bằng mười ngón tay. Khác với chỉ công khi đánh phải giương thẳng ngón tay ra, trong phép đánh của nó, ngón tay phải khum lại. Yếu chỉ của môn võ này nằm gọn trong tám chữ: câu, giật, buông, bắt, chộp, điểm, khóa, đẩy. Ba chữ Cầm Nã thủ có nghĩa đơn giản là thủ pháp sử dụng mười ngón tay để bắt giữ, vô hiệu hóa một người đang đánh với mình.

Đặc điểm Cầm Nã thủ
Đặc điểm Cầm Nã thủ

Thông thường các thế khóa trong Cầm Nã thủ được sắp xếp theo sau:

  • Tác động lên cơ / dây chằng.
  • Tác động lên xương / khớp xương.
  • Tác động lên hô hấp.
  • Tác động lên tuần hoàn.
  • Tác động lên huyệt, mạch máu và thần kinh.

4. Kĩ thuật trong Cầm Nã thủ

Dù cho Cầm Nã thủ có rất nhiều biến thể nhưng chung quy lại nó vẫn có 3 phần kỹ thuật chủ yếu là : Phân Cân, Thác Cốt, Bế Khí và Điểm Mạch.

4.1. Phân Cân

Phân Cân hay còn gọi là trảo cân là các kỹ thuật, các thế chộp cơ thể làm rách cơ hoặc dây chằng của đối phương, đôi khi cũng làm bung điểm nối dây chằng và xương. 

Phép Cân Vân chủ yếu là vặn khớp gập khớp (có thể làm bung dây chằng, cơ) và căng giãn cơ, dây chằng thay vì vặn.

4.2. Thác Cốt

Thác Cốt là những kĩ thuật làm cho xương bị xê dịch, di dịch khỏi vị trí tự nhiên trên cơ thể đối phương, chúng được áp dụng khi đánh lên các khớp xương và xương. 

Người ta thường sử dụng Phân Cân cùng với Thác Cốt vì các khúc xương được nối với nhau bằng dây chằng, gân, cơ, sụn, mạch máu,... nên khi vặn khớp, bẻ khớp đến một mức độ sẽ khiến cho rách cơ, dây chằng, gân bị tước ra và xương bị lệch.

Kĩ thuật Phân Cân và Thác Cốt
Kĩ thuật Phân Cân và Thác Cốt

4.3. Bế Khí

Bế Khí hay được hiểu đó là kĩ thuật làm cho đối phương tắt thở, đây là kĩ thuật gây trở ngại cho việc hô hấp của đối phương. 

Bế Khí có 3 loại khác nhau: 

  • Loại thứ nhất nhắm đánh vào phần cổ cụ thể là yết hầu để làm ngưng hoặc khó thở.
  • Loại thứ 2 chuyên nhắm vào các cơ vùng phổi vùng ngực.
  • Loại 3 chủ yếu là ấn huyệt và điểm các đầu dây thần kinh.

4.4. Điểm Mạch

Điểm Mạch là một kĩ thuật cao siêu về khí công của Trung Quốc, kĩ thuật này nhắm đánh và các mạch máu quan trọng trên các bộ phận.

Kĩ thuật Điểm Mạch
Kĩ thuật Điểm Mạch

Trong trường hợp làm tổn thương tĩnh, động mạch thì người ta gọi là đoạn mạch vì đây là một kĩ thuật điểm huyệt khá nguy hiểm, nó có thể làm vỡ, ngăn chặn mạch máu dễ đến bất tỉnh hoặc tử vong.

5. Lưu ý và lợi ích khi tập Cầm Nã thủ

Cầm Nã thủ là một môn võ khá là phức tạp nên bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Nên chọn võ đường uy tín để theo học.
  • Luôn phải có một tấm lòng nhân nghĩa, tôn trọng hoà bình.
  • Khi luyện tập nên cẩn thận, kiểm soát kĩ thuật, lực phát ra nếu không sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
  • Hãy sử dụng Cầm Nã thủ như một môn võ nâng cao sức khoẻ, không phô trương khoe khoang, trong trường hợp tự vệ bất đắc dĩ thì mới sử dụng.

Bên cạnh những lưu ý thì Cầm Nã thủ còn cho lợi ích:

  • Học cách kiềm chế, kiểm soát bản thân.
  • Nâng cao phán đoán, quyết định cho những tình huống trong cuộc sống.
  • Giảm áp lực, cải thiện giấc ngủ.
  • Tăng cường tính tự vệ của bản thân.
  • Nâng cao sức khoẻ, tính dẻo dai của cơ thể,..

6. Học Cầm Nã thủ ở đâu?

Do Cầm Nã thủ có rất nhiều biến thể nên bạn có thể học ở các môn phái hiện nay như: Karate, Thái Cực Quyền, Nhu Thuật, Jujitsu,...

Trên đây là các kiến thức bạn nên biết về Cầm Nã thủ mà Bảo vệ Việt Anh chia sẻ. Chúc các bạn chọn lựa được môn võ phù hợp với mình để tập luyện nhé!!!

Tìm hiểu thêm: Bảo vệ cửa hàng