Tầm quan trọng của đội trưởng bảo vệ

Xếp hạng: 2.7 (3 bình chọn)

Đối với mỗi công ty hay tổ chức, doanh nghiệp đều có những phòng ban khác nhau. Và người giám đốc sẽ không trực tiếp quản lý nhân viên của mình mà sẽ có những người trưởng phòng, người đội trưởng thay mặt họ để quản lý từng nhân viên và thực hiện giám sát điều hành công việc.

Đối với phòng bảo vệ cũng vậy, cũng cần có 1 người bảo vệ, đứng ra quản lý toàn bộ đội ngũ. Quản lý một cách nghiêm ngặt để bảo nhân viên làm việc hiệu quả là trách nhiệm của mỗi đội trưởng.

Thế nhưng khi được hỏi về công việc của đội trưởng cũng như quyền hạn của họ, thì không phải ai cũng biết được.

Trong bài viết dưới đây, Bảo vệ Việt Anh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của đội trưởng bảo vệ - người điều hành đội ngũ bảo vệ nhé!

Mục lục
[ Ẩn ]

1. Tầm quan trọng của đội trưởng bảo vệ

Tầm quan trọng của tổ trưởng bảo vệ
Tầm quan trọng của tổ trưởng bảo vệ

Trách nhiệm của người bảo vệ phải nỗ lực đảm bảo tài sản, góp phần bảo vệ trật tự an ninh của mục tiêu.

Đội trưởng bảo vệ còn giữ trách nhiệm to lớn hơn nữa. Họ là người đứng đầu đội ngũ bảo vệ, có nhiệm vụ điều hành và quản lý đội nhóm thực hiện đúng các nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm và áp lực đặt lên vai những vị thủ lĩnh bao giờ cũng nặng hơn những người khác. Vì thế để trở thành đội trưởng bảo vệ, bạn cần có thể chất sức khỏe tốt, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cao sự nhanh nhẹn và sự thông minh để xử lý tình huống.

2. Tiêu chuẩn công việc Đội trưởng bảo vệ

Để được làm Đội trưởng bảo vệ cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây:

  • Có bằng tốt nghiệp tương đương với bằng Trung học phổ thông
  • Có kinh nghiệm từng làm bảo vệ ít nhất 3 năm và đã ít nhất 1 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.
  • Sức khỏe tốt, tác phong nhanh nhẹn, trung thực, thật thà, dũng cảm

3. Mô tả công việc vị trí Đội trưởng bảo vệ gồm những gì?

Tầm quan trọng của tổ trưởng bảo vệ
Tầm quan trọng của tổ trưởng bảo vệ

Dưới đây là một số công việc của đội trưởng bảo vệ trong quy trình quản lý bảo vệ:

3.1. Điều hành và quản lý đội nhóm bảo vệ

Chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên trong đội ngũ nhân viên bảo vệ dưới quyền.

Lập kế hoạch, phân công ca trực và ghi chú nhiệm vụ cho từng thành viên và theo dõi tiến độ làm việc của từng người.

Đối với nhân viên mới, đội trưởng đào tạo nghiệp vụ và hướng dẫn chi tiết công việc, hiểu rõ quy trình, quy định, tiêu chuẩn của cơ quan an ninh.

Đôn đốc nhân viên thực hiện canh gác, tuần tra, làm việc nghiêm túc cả ngày lẫn đêm.

Xử lý kịp thời, nhanh chóng khi có những tình huống phát sinh xảy ra.

Kiểm tra và đảm bảo các thiết bị an ninh vận hành tốt.

Thường xuyên theo dõi, giám sát hệ thống camera an ninh.

Báo cáo với cấp trên những khó khăn hoặc những tình huống vượt ngoài tầm giải quyết.

Liên hệ với các trưởng bộ phận để thông báo những cá nhân trực thuộc vi phạm kỷ luật công ty.

Những công văn, giấy tờ gửi đến công ty nếu gửi tổ bảo vệ đều phải cất và bảo quản cẩn thận, giao đến người nhận nhanh chóng, kịp thời.

Đặc biệt, phải biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của nhân viên cấp dưới.

3.2. Xử lý phản hồi của người dân và các vấn đề nảy sinh từ bên ngoài

Như các mục tiêu bảo vệ chung cư, tòa nhà, văn phòng, khi có khách đến, bạn phải có trách nhiệm yêu cầu khách xuất trình giấy tờ tùy thân, hỏi rõ lai lịch của khách để báo lại văn phòng hoặc người cần gặp.

Tổng hợp bảng theo dõi khách hàng và chấm công nhân viên. Vd: thời gian đi làm của nhân viên, thời gian công tác, khách hàng đến vào thời điểm nào và làm gì?

Thu thập ý kiến phản hồi từ nhân viên về tình hình an ninh trật tự và đề ra các phương án giải quyết, đề xuất lên cấp trên.

3.3. Đề xuất, báo cáo và phối hợp công việc

Thực hiện đánh giá công tác an ninh trật tự tại công ty.

Khi phát hiện nhân viên phạm lỗi, không hoàn thành đúng nhiệm vụ, đội trưởng bảo vệ cần viết bản tường trình, báo cáo lên lãnh đạo để đưa ra biện pháp kỷ luật, đồng thời đề ra hướng giải quyết mới.

Phối hợp với cơ quan chức năng, đặc biệt là cảnh sát và công an địa phương để giải quyết các vụ trộm cắp tại mục tiêu của mình.

3.4. Thực hiện các công việc hành chính

Thực hiện các loại công văn, giấy tờ trong phạm vi của mình, như: báo cáo định kỳ, lập biên bản các hành vi vi phạm, lập sổ theo dõi tài sản, vật tư…

Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy, vị trí đặt bình cứu hỏa, hệ thống điện tại mục tiêu.

Thực hiện tăng ca hoặc đào tạo nghiệp vụ bảo vệ theo yêu cầu công ty.

4. Quy trình quản lý nhân viên của đội trưởng bảo vệ

Tầm quan trọng của tổ trưởng bảo vệ
Tầm quan trọng của tổ trưởng bảo vệ

Quản lý nhân viên bảo vệ là công việc của đội trưởng bảo vệ. Dưới đây là cách quản lý nhân viên bảo vệ theo quy trình chuẩn thường được các công ty bảo vệ áp dụng.

Bước 1: Lên kế hoạch cho tiết kế hoạch trực, các mục tiêu cần bảo vệ là gì, tiến hành thực hiện làm việc theo lịch trực đã được lên,

Bước 2: Sau khi đã hoàn thành lên kế hoạch, nộp kế hoạch cho cấp trên phê duyệt.

Bước 3: Sau khi kế hoạch đã được duyệt, tiến hành phân chia ca trực cho các nhân viên bảo vệ cấp dưới.

Bước 4: Tiến hành điều chỉnh, chỉ huy cấp dưới thực hiện công tác như kế hoạch tại mục tiêu công tác được phân công.

Bước 5: Chịu trách nhiệm ghi nhận, chấm công, chấm giờ làm tăng ca cho các nhân viên bảo vệ cấp dưới.

Bước 6: Báo cáo tình hình thực hiện công tác cho cấp trên.

Bước 7: Báo cáo công việc hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng theo yêu cầu của cấp trên.

Để trở thành đội trưởng bảo vệ chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững các nghiệp vụ: phòng cháy chữa cháy, ứng phó và xử lý tình huống khẩn cấp, sử dụng công cụ hỗ trợ, sơ cứu cho người bị nạn, kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng.

Đặc biệt có đam mê, có tâm với nghề, trung thực, nhanh nhẹn, vui vẻ, kiên trì, chịu được áp lực cao, có kỹ năng lãnh đạo và quản lý đội nhóm. 

Đây cũng chính là các yếu tố cần có của người đội trưởng bảo vệ – người lãnh đạo, quản lý đội nhóm bảo vệ.

Trong bài viết trên, Bảo vệ Việt Anh đã giới thiệu cho các bạn biết về công việc của đội trưởng bảo vệ. Mong rằng, qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích nhất.