Cách sơ cứu người bị điện giật nhanh chóng và an toàn

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Điện giật là một tai nạn có thể xảy ra bất ngờ và gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó việc biết cách sơ cứu người bị điện giật là một kỹ năng quan trọng mà ai cũng nên biết để đảm bảo sự an toàn cho cả người bị nạn và người cứu hộ. Vì vậy hãy cùng theo dõi cách sơ cứu người bị điện giật nhanh chóng, an toàn qua bài viết sau nhé!

Mục lục
[ Ẩn ]
Sơ cứu người bị điện giật
Cách sơ cứu người bị điện giật

1. Cách sơ cứu người bị điện giật an toàn

Việc sơ cứu người bị điện giật yêu cầu phải thực hiện nhanh chóng và an toàn, vì thế mà Bảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ đến bạn quy trình sơ cứu người bị điện giật như sau.

1.1. Nhanh chóng ngắt nguồn điện

Việc đầu tiên và cực kỳ quan trọng mà bạn cần thực hiện chính là nhanh chóng xác định và ngắt nguồn điện. Nguồn điện được ngắt càng sớm thì mức độ tổn thương của nạn nhân càng thấp, càng dễ sơ cứu.

Và ngược lại, nếu nguồn điện không được tắt sớm thì cơ thể của người bị giật càng bị tổn thương nhiều hơn, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân.

Vì vậy, bạn cần phải nhanh chóng tìm và ngắt nguồn điện trước khi thực hiện sơ cứu.

Ngắt nguồn điện nhanh chóng
Nhanh chóng ngắt nguồn điện trước khi thực hiện sơ cứu

Dưới đây là một số trường hợp và biện pháp xử lý khi tiến hành ngắt nguồn điện.

Trường hợp

Biện pháp xử lý

Nạn nhân bị điện giật từ ổ cắm, thiết bị/dây điện bị hở, …

  • Bạn nên tắt nguồn điện dẫn ở gần nhất, ví dụ như ổ cắm điện. 
  • Khi bạn không thể xác định được nguồn điện đang tiếp xúc với nạn nhân do có quá nhiều dây dẫn thì cần nhanh chóng đi tắt cầu giao tổng.

Nạn nhân bị điện giật ở vũng nước

Nhanh chóng đi tìm và tắt nguồn điện, đặc biệt bạn nên mang giày hoặc dép, không đi chân trần trong quá trình tìm nguồn điện

Nạn nhân bị giật bởi điện cao thế không thể tắt nguồn

Bạn cần gọi cho quản lý điện lực gần nhất yêu cầu nhanh chóng tắt nguồn.

Tại bước này, bạn cần lưu ý rằng không nên cố tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện khi chưa ngắt nguồn điện. Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy tê phần thân dưới thì hãy nhảy bằng một chân ra xa đến vị trí an toàn.

1.2. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Sau khi đã ngắt nguồn điện, bạn có thể tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện bằng những vật dụng không dẫn điện như thanh nhựa, thanh gỗ hay các đồ vật làm từ cao su.

Tách nạn nhân ra xa khỏi nguồn điện
Tách nạn nhân ra xa khỏi nguồn điện

Khi thực hiện quá trình này, bạn tuyệt đối không được sử dụng các vật dụng kim loại hay dùng tay/chân trần để tách nạn nhân ra xa nguồn điện. Không chỉ có vậy, để tránh nạn nhân bị chấn thương trong quá trình thực hiện, bạn không nên đẩy hay kéo lê người bị điện giật.  

1.3. Sơ cứu người bị điện giật

Khi đã tách nguồn điện ra xa người bị điện giật, bạn tiến hành sơ cấp cứu cho nạn nhân theo các bước dưới đây:

  • Đặt người bị điện giật nằm ở tư thế thoải mái, đầu thấp, thoáng khí. Bên cạnh đó, nên dùng vải sạch phủ lên người nạn nhân, tránh để nạn nhân bị lạnh.
  • Tiến hành kiểm tra mức độ chấn thương và tình trạng của nạn nhân có còn tỉnh táo bằng cách gọi tên và chờ xem nạn nhân có trả lời hay không.
  • Nếu người bị điện giật rơi vào tình trạng hôn mê thì bạn cần mở đường thở cho nạn nhân bằng cách nâng cằm và ngửa đầu ra sau. Nếu không thể mở đường thở, bạn nên đặt nạn nhân nằm ngửa ra và kiểm tra miệng xem có dấu hiệu bất thường không.
  • Đối với trường hợp nạn nhân không thở, không bắt được rõ mạch, bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo (20 lần/phút) hoặc ép tim ngoài lồng ngực đối (100 lần/phút). Tuy nhiên bạn chỉ thực hiện điều này khi đã có thể an toàn chạm vào người nạn nhân.
  • Trường hợp người bị điện giật còn tỉnh táo, bị bỏng nhẹ thì nên rửa vết bỏng dưới vòi nước mát và tiến hành sơ cứu bỏng
  • Sơ cứu vết thương chảy máu ngoài bằng cách sử dụng băng gạc hoặc vải sạch.
  • Đặc biệt với các nạn nhân bị tổn thương nặng thì bạn cần liên hệ cấp cứu và chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh để lại di chứng nặng về sau.
Tiến hành sơ cứu người bị điện giật
Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Khi tiến hành sơ cứu người bị điện giật bạn kiểm tra tình trạng của nạn nhân để có phương pháp sơ cứu phù hợp nhất. Nhưng bạn cần chú ý rằng, sau khi sơ cấp cứu xong, dù nạn nhân đã tỉnh táo và ổn định thì bạn vẫn nên đưa họ đến bệnh viện để kiểm tra và có phương án điều trị phù hợp.

2. Những lưu ý quan trọng đảm bảo an toàn khi sơ cứu người bị điện giật

Bên cạnh các bước sơ cứu người bị điện giật trên, bạn còn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho cả bạn và người bị điện giật.

  • Khi thấy có người bị điện giật, bạn cần phải giữ bình tĩnh, không được hốt hoảng để tránh thực hiện các hành động sai, gây nguy hiểm cho bản thân cũng như nạn nhân.
  • Không tập trung đông người xung quanh nạn nhân vì điều này có thể khiến họ cảm thấy khó thở.
  • Giữ ấm cho người bị điện giật, tuyệt đối không thoa dầu, cạo gió hay đổ nước vào người nạn nhân.
  • Song song với quá trình sơ cứu tại chỗ, bạn nên gọi thêm xe cứu thương để kịp thời đưa nạn nhân đến bệnh viện, kể cả đối với nạn nhân còn tỉnh táo.

3. Cách phòng tránh bị điện giật

Bị điện giật là tai nạn thường gặp và gây ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy bạn cần đề cao các biện pháp sử dụng điện an toàn. Biện pháp phòng tránh bị điện giật đơn giản nhất là không sử dụng các thiết bị điện, dây điện hay ổ cắm điện bị lỗi, bị hở, kém chất lượng, …

Hơn nữa, khi sử dụng xong các thiết bị điện bạn nên ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, nên tắt hết nguồn điện khi tiến hành sửa chữa các thiết bị điện.

Ngoài ra, bạn không nên sử dụng thiết điện tại các khu vực ẩm ướt, đặc biệt là khu vực nhà tắm. Đồng thời bạn tuyệt đối không được chạm vào các thiết bị điện khi tay còn ướt.

Không chỉ vậy, bạn còn cần cẩn thận và tránh xa các khu vực có nguồn điện cao thế để đảm bảo an toàn cho bản thân, phòng tránh bị điện giật.

Trên đây là các bước sơ cứu người bị điện giật nhanh chóng và an toàn mà Bảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể dành thời gian tìm hiểu về vấn đề này để có thể áp dụng khi cần thiết nhé!