Kỹ năng sơ cứu đột quỵ - Cứu mạng người bị tai biến

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Đột quỵ là tình trạng bệnh rất phổ biến hiện nay, để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng hoặc nguy hiểm hơn là tử vong. Để tăng khả năng phát hiện, chữa trị cho các bệnh nhân bị đột quy, cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu về dấu hiệu và cách sơ cứu đột quỵ để có thể ứng dụng khi cần thiết.

Mục lục
[ Ẩn ]

sơ cứu đột quỵ
Hướng dẫn sơ cứu nạn nhân đột quỵ

Đột quỵ là gì? Các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ

Trước khi tìm hiểu về các kỹ năng sơ cứu đột quỵ, chúng ta cần phải hiểu như thế nào là đột quỵ? 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ (hay còn gọi là Tai biến mạch máu não) là tình trạng lưu lượng máu cung cấp đến não bị gián đoạn do bị chặn lại bởi cục máu đông (nhồi máu não) hoặc do bị xuất huyết. Việc các tế bào trong não không được cung cấp đủ máu sẽ dẫn đến việc bị thiếu oxy và bị hoại tử, khiến cho nạn nhân bị bất tỉnh hoặc bị tê liệt, không thể cử động được. 

Nếu so sánh cơ thể người như một cỗ máy móc thì não chính là bộ xử lí trung tâm, khi bị ngắt điện (máu không lưu thông), bộ xử lí (não) không thể làm việc dẫn đến các bộ phận khác cũng không thể hoạt động được, chiếc máy sẽ dừng hoạt động (cơ thể bất tỉnh hoặc không cử động được).

đột quỵ là gì
Đột quỵ Hay còn gọi là Tai biến mạch máu não

Đột quy có thể diễn ra một cách đột ngột đối với bất kì ai tại bất kì một thời điểm nào đặc biệt là người đã có tuổi. Mức độ nghiệm trọng của đột quỵ phụ thuộc vào kích thước vùng não bị tổn thương. Từ đó sẽ phản ánh ra bên ngoài thông qua chức năng của các bộ phận khác trên cơ thể.

Việc hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ là có khả năng tuy nhiên trên thực tế tỉ lệ rất thấp mà số người sống sót sau cơn đột quỵ sẽ phải chấp nhận một vài di chứng chiếm phần nhiều hơn.

Di chứng của đột quỵ

Các di chứng mà người bị đột quỵ có khả năng sẽ gặp phải là:

  • Liệt nửa người hoặc các chi làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động.
  • Rối loạn nhận thức: suy giảm trí nhớ, không tỉnh táo. 
  • Rối loạn ngôn ngữ: khó biểu đạt được suy nghĩ thành lời nói, nói ngọng, nói lắp, âm điệu và ngữ điệu biến đổi
  • Rối loạn thị giác: mắt mờ một bên hoặc cả hai bên. Nặng hơn, người bệnh có thể mù một phần hoặc toàn bộ
  • Rối loạn cơ tròn: Tiểu khó, bí tiểu, đại tiểu tiện không tự chủ.

Những biến chứng nêu trên đều nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sau này của nạn nhân, đồng thời cũng gây áp lực to lớn đến tình hình tài chính của người bệnh, gia đình và xã hội.

Tìm hiểu thêm: Kỹ thuật sơ cứu gãy xương đúng cách

Các triệu chứng đột quỵ thường gặp 

Như đã trình bày ở trên, tai biến mạch máu não xảy ra rất đột ngột, nhanh chóng đưa nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm nếu như không được phát hiện kịp thời và điều trị sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe sau này của người bệnh thậm chí còn có nguy cơ tử vong. 

Thời gian vàng để phát hiện, sơ cứu đột quỵ và điều trị thường là trong vòng từ 3 - 6 giờ kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ. Sau thời gian vàng các tế bào trong não vẫn chưa được tái cung cấp lại máu thì nguy cơ tử vong hoặc bị liệt là rất cao.

triệu chứng đột quỵ
Triệu chứng của đột quỵ

Để có thể phát hiện, điều trị kịp thời cho người bị đột quỵ trong thời gian vàng, chúng ta cần phải nắm chắc các triệu chứng thường gặp khi bị đột quỵ để có thể phát hiện và tranh thủ từng giây phút để thực hiện sơ cứu đột quy.

Điều này góp phần giảm thiểu các nguy cơ mà người bị đột quỵ có thể gặp phải trong quá trình điều trị và phục hồi. Các triệu chứng thông thường như sau:

  • Khuôn mặt có những dấu hiệu khác thường như mặt bị lệch về một bên, cười méo miệng, rối loạn thị lực (mắt mờ,….)
  • Tay, chân: mệt mỏi, khó cử động, bị tê liệt ở một cánh tay, một chân hoặc nửa người.
  • Giọng nói: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không thể diễn dạt thành lời mà chỉ phát ra tiếng ú ớ, nói ngọng.
  • Chóng mặt, té ngã không rõ nguyên do
  • Đau đầu dữ dội
  • Cảm thấy buồn nôn, tức ngực, khó thở
  • Rối loạn ý thức, mê man

Cần phải lưu ý 3 dấu hiệu rõ ràng nhất của đột quỵ đó là: 

  • Thứ nhất, người bệnh đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội.
  • Thứ hai, bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.
  • Thứ ba, đột ngột mất hoặc giảm thị lực một trong hai mắt.

sơ cứu người bị đột quỵ
Người đột quỵ ngất đột ngột 

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu như trên cần phải mau chóng gọi cấp cứu và bình tĩnh để có thể thực hiện các bước sơ cấp cứu đột quỵ nhằm tăng khả năng hồi phục của bệnh nhân.

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ

Người bị đột quỵ muốn hồi phục lại chỉ có thể nhờ sự điều trị, chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Vì thế không tự ý điều trị ở nhà khi người bệnh có dấu hiệu đột quy mà cần ngay lập tức yêu cầu sự trợ giúp từ cở sở y tế gần nhất và gọi người xung quanh đến hỗ trợ để sơ cứu đột quỵ và đưa nạn nhân đi chữa trị cho kịp thời gian vàng.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến, cần thực hiên sơ cứu đột quỵ theo hướng dẫn sau:

  • Cho nạn nhân mặc quần áo rộng, thoáng, nới lỏng cà vạt, mở cúc ở phần cổ áo để kiểm tra xem người bệnh có hô hấp được bình thường không. Nếu không, cần tiến hành hô hấp nhân tạo cho họ. 
  • Tiến hành nghe nhịp tim cho nạn nhân để xác định hệ tuần hoàn có ổn định không. Trong trường hợp không bắt được mạch tức là người bệnh đã bị ngừng tim. Đột quỵ tim thì tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho họ.
  • Dùng khăn tay để quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh để khai thông đường thở.
  • Trong trường hợp người bệnh bị co giật thì phải lấy chiếc đũa đã được quấn lớp vải để ngang miệng không cho người bệnh cắn vào lưỡi.
  • Sau khi đảm bảo đường hô hấp và hệ tuần hoàn của bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường mà vẫn đang trong thời gian chờ xe cứu thương đến thì đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng 45 độ so với cơ thể để phòng tránh bị sặc đường thở.

cách sơ cứu người bị đột quỵ
Cách sơ cứu người bị đột quỵ 

Tư thế nằm nghiêng này còn gọi là tư thế an toàn (hay tư thế hồi sức cấp cứu) bởi tư thế này là lựa chọn tốt nhất trong việc bảo vệ đường thở của người bị đột quỵ.

Do người bị đột quỵ có thể bị hôn mê, nếu đặt họ nằm ngửa, lưỡi sẽ bị tụt xuống họng dẫn đến việc hô hấp khó khăn, nghiêm trọng hơn có thể bị ngừng thở.

Hoặc trường hợp bệnh nhân bị nôn trong khi đang nằm ngửa với tình trạng không hoàn toàn tỉnh táo về ý thức, sẽ dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi, gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp. Do đó cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên để các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

  • Ghi chú lại thời điểm người bệnh bắt đầu có các triệu chứng đột quỵ. Theo dõi sát sao tình hình của bệnh nhân nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường khác. Kịp thời ghi lại để thông báo cho nhân viên cứu hộ.
  • Ghi chú lại những loại thuốc mà người bệnh đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có, đồng thời ghi cả những thành phần thuốc mà người bệnh bị dị ứng để hỗ trợ quá trình điều trị cho nạn nhân.
  • Khi thực hiện sơ cứu đột quỵ thì tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng thuốc tùy tiện hay ăn uống bất cứ thứ gì. Không tiến hành các biện pháp chữa trị dân gian bằng kim như chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh, không cạo gió.

Bởi các biện pháp này không thể giúp cải thiện được tình hình của người bị đột quỵ mà ngược lại càng tiêu tốn khoảng thời gian vàng để điều trị.

Những sai lầm thường gặp khi sơ cứu đột quỵ 

Dưới đây là những sai lầm khi gặp người đột quỵ. Mọi người cần lưu ý những kỹ năng sơ cứu sau đây để tránh những sai lầm dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

1. Quá hoảng loạn mất bình tĩnh

Khi bạn gặp phải trường hợp người xung quanh bị đột quỵ, họ đang rất bình thường đột nhiên ngã ra và bất tỉnh, tâm lý đầu tiên chính là hốt hoảng và lo sợ. 

quá hoảng loạn mất bình tĩnh
Khi thấy người bị đột quỵ phải hết sức bình tĩnh

Điều này khiến chúng ta trong quá trình sơ cứu đột quỵ có thể bỏ lỡ các bước sơ cứu cần thiết hoặc thực hiện việc sơ cứu đột quỵ không được chính xác làm giảm đi tỉ lệ hồi phục cho nạn nhân. 

Chính vì thế, khi phải sơ cứu đột quỵ, cần cố gắng giữ được sự bình tĩnh và tỉnh táo để có thể thực hiện theo chỉ dẫn y tế đã được khuyến cáo.

2. Không sớm phát hiện ra những triệu chứng đột quỵ.

Điều này cũng rất dễ hiểu bởi, chúng ta – những người không có kiến thức chuyên môn về y học chỉ có khả năng phát hiện ra những bất thường thể hiện rõ ràng trên cơ thể của nguời khác. Mà các triệu chứng của đột quỵ lại rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết, động kinh,... nên nhiều người không hề nghĩ đến khả năng nạn nhân bị đột quỵ.

Đặc biệt sẽ ít người nghĩ đến việc người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ, bởi họ cho rằng đột quỵ là bệnh chỉ xảy ra với người cao tuổi. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên đột quỵ có thể xảy ra không loại trừ bất kì lứa tuổi nào đặc biệt với những người già.

3. Tự ý điều trị đột quỵ tại nhà

Khi thấy người khác có các triệu chứng đột quỵ nhưng vẫn còn rất nhiều người thờ ơ và suy nghĩ chủ quan. Không đưa người bệnh đến cơ sở y tế mà tự phỏng đoán, tìm hiểu cách điều trị không chính thống và thực hiện một cách tùy tiện, không có sự hướng dẫn. 

Trường hợp, bệnh nhân thật sự bị đột quỵ, thì việc này sẽ chỉ làm tình trạng của nạn nhân tồi tệ hơn và bỏ lỡ mất thời gian vàng để chữa trị làm tăng nguy cơ để lại các di chứng về sau.

cách sơ cứu khi bị đột quỵ
Phải đến bệnh viện để điều trị 

4. Sai lầm trong khi vận chuyển người bị đột quỵ đến cơ sở y tế.

Trong quá trình sơ cứu đột quỵ thì việc di chuyển người bệnh cũng rất quan trọng. Người bị đột quỵ cần phải được đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để có thể được cứu sống và hồi phục. Nhưng quá trình vận chuyển cũng cần phải hết sức cẩn thận để tránh làm tồi tệ hơn tình trạng của nạn nhân.

Vận chuyển bệnh nhân bị đột quỵ bằng xe máy với tư thế ngồi là một sai lầm nghiêm trọng. Nguyên nhân của đột quỵ có thể do xuất huyết não hoặc nhồi máu não. Nếu vận chuyển bằng xe máy, trên đường đi gập ghềnh ảnh hưởng đến áp lực nội sọ của người bệnh khiến nó tăng cao thì tỉ lệ tử vong sẽ cao hơn rất nhiều. 

Cách tốt nhất để vận chuyển người bị đột quỵ là sử dụng xe cấp cứu có dụng cụ chuyên dụng và nhân viên y tế đi kèm. Hoặc nếu không có điều kiện để gọi xe cứu thương thì có thể chấp nhận di chuyển bằng xe taxi nhưng phải để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái, ổn định, ít chịu va chạm.

Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời, không nhất thiết phải là tuyến tỉnh. Bởi đối với bệnh nhân bị đột quỵ, thời gian được tính bằng từng phút do các tế bào não chỉ sau khoảng 3 - 5 phút không cung cấp đủ oxy và máu thì sẽ bị tổn thương không thể hồi phục. Đặc biệt, điều trị sớm giúp ngăn chặn vùng tổn thương lan rộng và cố gắng phục hồi những vùng đã bị tổn thương.

5. Tự ý sử dụng thuốc

Tâm lí bình thường của chúng ta đó là cứ có bệnh thì dùng thuốc dù không biết chắc chắn liệu thuốc đó có phù hợp đối với tình trạng bệnh hay không dẫn đến việc sử dụng thuốc rất tùy tiện.

Trong trường hợp đối với người bị đột quỵ thì việc tự ý sử dụng thuốc lại càng nguy hiểm hơn. Mặc dù, bệnh nhân đột quỵ hay có tiền sử về các bệnh như tăng huyết áp hay tiểu đường... nên người nhà thường cho sử dụng thuốc mà người bệnh thường xuyên uống trong quá trình đợi xe cấp cứu. 

không được tự ý dừng thuốc
Tuyệt đối không cho tự ý sử dụng thuốc.

Điều này có thể gây tắc nghẽn đường thở đối với dạng thuốc viên hoặc làm nặng hơn tình trạng nhồi máu. Vì vậy, đối với trường hợp nghi ngờ bị đột quỵ khi sơ cứu không được tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm điều trị.

6. Không tuân thủ các bước sơ cứu đột quỵ

Thứ tự các bước sơ cứu đột quỵ đã được trình bày ở trên, người sơ cứu nên tuân thủ một cách cẩn thận không nên chủ quan bỏ lỡ một bước nào. Đặc biệt là phải đảm bảo đường thở và tim của bệnh nhận vẫn hoạt động. 

Bên cạnh đó, thời gian đột quỵ là tiêu chuẩn vàng quyết định tới việc điều trị kèm theo đó là tiên lượng quá trình hồi phục cũng như di chứng có thể để lại về sau. Vậy nên khi sơ cứu đột quỵ không được quên quan sát thời gian bệnh nhân xuất hiện triệu chứng cho tới khi nhập viện.

Như vậy Bảo vệ Việt Anh đã chia sẻ những kiến thức cần thiết về đột quỵ và sơ cứu đột quỵ. Hy vọng, mọi người có thể dành thời gian để tìm hiểu kĩ về các kỹ năng sơ cứu này để có thể áp dụng khi cần thiết. Đặc biết với những người cao tuổi luôn phải lưu ý vấn đề đột quỵ này.

Xem thêm: