Tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội là một khái niệm pháp lý ngày càng trở nên quan trọng trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tội này cũng như những hậu quả mà nó mang lại. Hãy cùng Việt Anh tìm hiểu về khái niệm, các hành vi liên quan cũng như những khung hình phạt của tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội qua bài viết dưới đây!
1. Tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội là gì?
Tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội là hành vi mua bán, trao đổi, nhận hoặc hỗ trợ việc mua bán trao đổi tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, chẳng hạn là do trộm cắp/cướp tài sản, tham ô tài sản, ...
Tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản gồm 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:
1.1. Mặt chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự.
1.2. Mặt khách thể
Hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, đồng thời hành vi này cũng gián tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
1.3. Mặt khách quan
Tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có được chia thành 2 hành ví như sau:
- Hành vi chứa chấp tài sản do phạm tội mà có: Là hành vi mà cá nhân biết rõ tài sản đó là do người khác phạm tội mà có những vẫn cầm, giữ, che dấu.
- Hành vi tiêu thụ tài sản người khác phạm tội mà có: Là hành vi của một cá nhân khi biết rõ rằng tài sản đó thu được từ việc phạm tội, nhưng vẫn chấp nhận mua để sử dụng, thậm chí tham gia vào các giao dịch mua bán khác nhằm tiêu thụ tài sản này cho người phạm tội.
Bên cạnh đó, hành vi phạm tội phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Không có sự hứa hẹn trước với người giao tài sản rằng sẽ chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản của họ.
- Khi nhận tài sản hoặc tiêu thụ tài sản thì mới biết rõ là do người giao tài sản có được tài sản đó là do phạm tội mà có.
Và hậu quả của hành vi này là xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác, đồng thời gây cản trở công tác điều tra. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.4. Mặt chủ quan
Lỗi của hành vi này là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội biết rõ tài sản họ chứa chấp, tiêu thụ là tài sản do phạm tội mà có nhưng vẫn thực hiện hành vi chứa chấp hay tiêu thụ. Ngoài ra, mục đích không là yếu tố bắt buộc khi xác định một người nào đó có phạm tội này hay không.
2. Khung hình phạt tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản phạm tội
Theo Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội có thể bị truy cứu trách hình sự theo các khung hình phạt sau:
Khung hình phạt | Hành vi phạm tội |
Khung 1: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm. | Người không có hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là người khác phạm tội mà có. |
Khung 2: Phạt tù từ 3 - 7 năm | Người phạm tội thuộc trong các trường hợp sau:
|
Khung 3: Phạt tù từ 7 - 10 năm | Người phạm tội thuộc trong các trường hợp sau:
|
Khung 4: Phạt tù từ 10-15 năm | Người phạm tội thuộc trong các trường hợp sau:
|
Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị xử lý hành chính từ 5 triệu đến 50 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tài sản. |
Qua bài viết trên, bạn có thể thấy hành vi chứa chấp và tiêu thụ tài sản phạm tội không chỉ là hành vi bất hợp pháp mà còn mang theo những hậu quả lớn về cả mặt pháp lý và đạo đức. Vì vậy bạn không nên chứa chấp hay mua bán các tài sản không rõ nguồn gốc để tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật nhé!
Bảo vệ Việt Anh - Đơn vị với hơn 20 năm kinh nghiệm cung cấp Dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ, hãy liên hệ đến chúng tôi qua Hotline 0964.651.686 | 0584.996.789 để được tư vấn hỗ trợ miễn phí nhé!!!