Tội cố ý gây thương tích sẽ phải chịu mức phạt như thế nào?

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Tội cố ý gây thương tích là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Vậy tội cố ý gây thương tích là gì? Gồm những khung hình phạt nào? Cùng tìm hiểu ngay qua nội dung sau đây!

Mục lục
[ Ẩn ]
Tội cố ý gây thương tích
Tìm hiểu về tội cố ý gây thương tích

1. Tội cố ý gây thương tích là gì?

Cố ý gây thương tích là hành vi của một người nào đó cố ý tấn công khiến cho người khác bị thương hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của họ. Đây là hành vi xâm hại trực tiếp đến quyền được bảo vệ về sức khỏe và tính mạng của người khác, gây ra những tổn thương về thể xác và tinh thần cho nạn nhân. 

Đồng thời hành vi này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho an ninh trật tự và sự phát triển xã hội.

Theo điều 134 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích, các yếu tố cấu thành tội này gồm:

1.1. Mặt chủ quan

Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức rõ hành vi đánh người gây thương tích của mình nhất định hoặc có thể gây ra tổn thương cho sức khỏe cho người khác, song mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. 

Mục đích của hành vi này là gây tổn hại cho sức khỏe có thể nhìn thấy được về vật chất, tinh thần cho nạn nhân.

1.2. Chủ thể

Chủ thể của tội này là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

1.3. Mặt khách quan

1.3.1. Hành vi khách quan 

Cố ý gây thương tích là hành vi nguy hiểm, trái pháp luật, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây tổn hại đến sức khỏe người khác.

Tội cố ý gây thương tích thường được thể hiện qua các hành vi vũ lực có sử dụng hoặc không sử dụng vũ khí hoặc các phương pháp khác tác động lên cơ thể người khác khiến họ chịu tổn thương, chẳng hạn như đánh đập, đâm, chém, …

Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác
Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác

1.3.2. Công cụ/phương tiện gây thương tích

Dựa trên việc người phạm tội sử dụng công cụ nào để thực hiện hành vi phạm tội để xác định được là người đó mong muốn giết người hay chỉ đơn thuần là gây tổn hại sức khỏe.

Ví dụ như nếu người phạm tội sử dụng các công cụ có tính nguy hiểm cao như súng, chất nổ, … thì phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn nạn nhân chết.

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì có thể xác định phần nào người phạm tội chỉ muốn gây tổn thương, không mong muốn nạn nhân chết.

1.3.3. Vị trí vết thương trên cơ thể

Khi người phạm tội tấn công nhằm mục đích khiến nạn nhân mất mạng thì họ thường tấn công vào những vị trí xung yếu trên cơ thể như đầu, ngực, cổ, bụng, … Nếu tội phạm tấn công vào những vị trí không xung yếu kết hợp sử dụng công cụ ít nguy hiểm thì có thể xác định hành vi đó là hành vi cố ý gây thương tích chứ không phải muốn nạn nhân mất mạng.

1.3.4. Mức độ nguy hiểm của hành vi cố ý gây thương tích

Nếu mức độ tấn công của người phạm tội không mạnh, không dồn dập và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó có thể xác định đó là hành vi cố ý gây thương tích.

1.3.5. Hậu quả của hành vi 

Hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích được thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

1.4. Khách thể

Khách thể của tội cố ý gây thương tích là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của người khác.

2. Khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích

Đối với người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134 Bộ luật Hình sự quy định, cụ thể như sau:

Khung hình phạt tội cố ý gây thương tích
Khung hình phạt của tội cố ý gây thương tích

2.1. Khung hình phạt 1

Hành vi của người phạm tội gây tổn hại đến sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù 6 tháng - 3 năm.

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2.2. Khung hình phạt 2

Người phạm tội bị phạt tù từ 2-6 năm nếu hành vi cố ý gây thương tích thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Tỷ lệ thương tổn cơ thể của nạn nhân từ 31-60%.
  • Gây thương tích cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ thương tổn cơ thể của mỗi người khoảng 11-30%.
  • Có hành vi phạm tội từ 2 lần trở lên.
  • Gây thương tích cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11-30% nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 điều này, từ điểm a đến điểm k.

2.3. Khung hình phạt 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt án tù từ 5-10 năm:

  • Gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31-60%;
  • Gây tổn thương cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31-60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k tại Khoản 1 Điều này.
  • Gây thương tích cho sức khỏe từ 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11-30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm k Khoản 1 Điều này.
Khung 3 phạt án tù từ 5-10 năm
Khung 3 phạt án tù từ 5-10 năm

2.4. Khung hình phạt 4

Người phạm tội gây thương tích cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 7-14 năm:

  • Khiến nạn nhân tử vong.
  • Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
  • Gây thương tổn đến sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên.
  • Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a đến điểm k Khoản 1 Điều này.
  • Gây thương tích đến sức khỏe của 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31-60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này từ điểm a đến điểm k.

2.5. Khung hình phạt 5

Hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị xử phạt án tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết  người trở lên.
  • Gây thương tích cho 2 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm k tại Khoản 1.

3. Mức phạt hành chính tội cố ý gây thương tích

Bên cạnh đó, đối với người có hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự như trên, tỷ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì có thể bị phạt hành chính.

Mức phạt hành chính tội cố ý gây thương tích
Mức phạt hành chính tội cố ý gây thương tích

Người vi phạm thường bị phạt hành chính từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi tổ chức, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động hay thuê người gây thương tích cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Đối với người có hành vi cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 5-8 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật, công cụ/ phương tiện vi phạm.

4. Bồi thường thiệt hại khi cố ý gây thương tích

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, mức bồi thường tội cố ý gây thương tích được xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hay bị giảm sút của nạn nhân.
  • Thu nhập thực tế bị mất/ bị giảm sút của nạn nhân. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm nạn nhân có một khoản thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải tiến hành điều trị. Do vậy khoản thu nhập thực tế đó của họ sẽ bị mất hoặc giảm sút.
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc nạn nhân trong khoảng thời gian điều trị.
  • Trong trường hợp sau điều trị, nạn nhân mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
  • Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Việc xác định tổn thất về tinh thần sẽ căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp xã hội, sinh hoạt gia đình/cá nhân, …

Đối với trường hợp người phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người thì người phạm tội phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại với mức bồi thường được xác định dựa trên các yếu tố:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc nạn nhân trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của nạn nhân trong khoảng thời gian điều trị.
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng gồm: tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm (khăn tang, hương, nến, …) và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất/hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung.
  • Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà nạn nhân có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
  • Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về tội cố ý gây thương tíchBảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy rằng hành vi cố ý gây thương tích có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả người gây ra và người bị hại. 

Do vậy khi xảy ra mâu thuẫn, bạn nên giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách ôn hòa và hợp pháp. Nếu bạn cảm thấy nguy hiểm, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng để được hỗ trợ.