Hô hấp nhân tạo là gì? Các bước thực hiện chi tiết

Xếp hạng: 4 (3 bình chọn)

Hô hấp nhân tạo là một kỹ thuật sơ cấp cứu mà ai cũng cần biết bởi vì trong cuộc sống thường ngày bạn không biết lúc nào sẽ xảy ra những tình huống bất ngờ. Vậy hô hấp nhân tạo là gì? Gồm các bước như thế nào? Cùng theo dõi và tìm hiểu thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây!

Mục lục
[ Ẩn ]
Hô hấp nhân tạo là gì?
Hô hấp nhân tạo là gì?

1. Hô hấp nhân tạo là gì?

Hô hấp nhân tạo là một kỹ thuật sơ cấp cứu rất quen thuộc nhưng liệu bạn đã hiểu rõ hô hấp nhân tạo là gì? Hô hấp nhân tạo hay còn gọi Artificial respiration là một biện pháp hỗ trợ hô hấp quan trọng giúp cho người bị nạn không còn khả năng tự thở có thể phục hồi chức năng thở.

2. Mục đích của hô hấp nhân tạo

Mục đích của hô hấp nhân tạo là đảm bảo quá trình lưu thông khí trở lại, để không khí bên ngoài vào phổi và ngược lại, không khí trong phổi ra ngoài. Đồng thời đảm bảo các tế bào được cung cấp đủ oxy, vẫn hoạt động và duy trì sự sống cho nạn nhân.

Mục đích hô hấp nhân tạo
Hô hấp nhân tạo giúp đảm bảo quá trình lưu thông khí trở lại

Bởi vì nếu nạn nhân ở trong tình trạng ngừng thở quá lâu có thể dẫn đến thiếu oxy trong máu và tế bào. Điều này khiến các tế bào tê liệt, đầu tiên là tế bào thần kinh rồi dẫn đến tử vong. 

Vì vậy, bạn cần tiến hành ngay phương pháp hô hấp nhân tạo tại nơi nạn nhân gặp nạn. Đây là một cấp cứu tối khẩn cấp, cần được tiến hành khẩn trương khi nạn nhân ngừng hô hấp.

Hơn nữa, các nạn nhân được hô hấp nhân tạo thành công trước khi đến các cơ sở y tế thường có tỷ lệ sống sót cao hơn và tỷ lệ xảy ra biến chứng thấp hơn.

3. Quy trình hô hấp nhân tạo đúng cách

Vậy quy trình hô hấp nhân tạo gồm các bước nào? Để thực hiện hô hấp nhân tạo đúng cách, bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Đầu tiên bạn đặt nạn nhân nằm ngửa rồi quỳ ở bên cạnh, tại vị trí sát ngang vai của nạn nhân. Sau đó bạn đặt dưới gáy nạn nhân một chiếc gối hoặc áo mềm sao cho đầu nạn nhân hơi ngửa ra sau.
  • Bạn cuốn vải sạch quanh một ngón tay sau đó đưa vào trong miệng người bị nạn để lau sạch hết đờm, dãi, các chất nôn hay dị vật (nếu có).
  • Tiếp theo, bạn sử dụng một miếng gạc mỏng che kín miệng nạn nhân. Nếu bạn không có sẵn thì có thể thực hiện kỹ thuật này mà không cần gạc, thổi trực tiếp vào miệng của nạn nhân.
  • Sau đó, bạn dùng một tay bóp kín 2 bên mũi của nạn nhân và tay còn lại thì đẩy mạnh cằm để miệng nạn nhân hé ra. Khi đó, bạn hít một hơi thật sâu, rồi áp miệng mình vào sát miệng người bị nạn và thổi thật mạnh (liên tục 2 hơi đối với người lớn, 2 hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi).
  • Đồng thời, khi thực hiện động tác này, bạn cần phải chú ý quan sát lồng ngực của nạn nhân. Nếu thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên thì bạn đang thực hiện đúng cách.
  • Tiếp đó, bạn đợi lồng ngực nạn nhân tự xẹp xuống rồi tiếp tục thực hiện lại động tác nêu trên. Lưu ý là bạn nên thực hiện liên tiếp và theo nhịp độ, cụ thể: 15-20 lần/phút với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi; 20-30 lần/phút đối với trẻ em dưới 8 tuổi.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể thực hiện thổi ngạt bằng phương pháp miệng – mũi (thổi vào mũi). Tuy nhiên, kỹ thuật hô hấp nhân tạo chỉ áp dụng có hiệu quả với trường hợp nạn nhân ngừng thở nhưng tim còn đập.

4. Nguyên lý hô hấp nhân tạo

Phương pháp hô hấp nhân tạo dựa trên 2 thì hít vào - thở ra. Khi nạn nhân trong tình trạng ngưng thở, họ không thể tự thực hiện động tác hít thở một cách tự nhiên. 

Nguyên lý hô hấp nhân tạo
Hô hấp nhân tạo dựa trên 2 thì hít vào - thở ra

Do vậy bạn cần thực hiện hô hấp nhân tạo để giúp nạn nhân hồi phục hoạt động này, cụ thể như sau:

Thì hít vào

Lúc này, bạn sẽ hỗ trợ nạn nhân hít vào bằng cách thổi mạnh hơi vào phổi của người bị nạn, từ đó cung cấp lượng oxy cần thiết cho nạn nhân. 

Theo nghiên cứu, hơi thở mà bạn thổi vào phổi của nạn nhân có chứa khoảng 16 - 17% thể tích oxy.

Thì thở ra

Khi đó nạn nhân vẫn có thể tự thở ra một cách tự nhiên do cấu tạo lồng ngực có tính linh hoạt.

Đặc biệt chú ý rằng, bạn cần thực hiện kỹ thuật này liên tục cho đến khi nạn nhân bắt đầu tự thở lại bình thường hoặc có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. 

Theo các chuyên gia nghiên cứu, để đảm bảo người bị nạn được hô hấp đầy đủ, bạn phải thực hiện động tác thổi ngạt cho nạn nhân với tần số tốt nhất là 15-20 lần/phút.

5. Các phương pháp kỹ thuật hô hấp nhân tạo phổ biến

Một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm trong kỹ thuật này là “Có mấy cách hô hấp nhân tạo?”. Hiện nay có nhiều phương pháp hô hấp nhân tạo khác nhau, nhưng bạn cần dựa vào trường hợp của người bị nạn để lựa chọn phương pháp thích hợp và hiệu quả nhất.

Dưới đây là một số phương pháp hô hấp nhân tạo phổ biến, bao gồm:

5.1. Phương pháp hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Đây là phương pháp hô hấp nhân tạo kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. 

Hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Phương pháp hô hấp nhân tạo xoa bóp tim ngoài lồng ngực

Các bước thực hiện phương pháp này cũng tương tự như quy trình hô hấp nhân tạo với tần suất thổi ngạt liên tục cho nạn nhân là 20 lần/phút với người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. Đối với trẻ em dưới 8 tuổi thì từ 20 - 30 lần/phút.

Nếu bạn phát hiện nạn nhân ngừng thở kèm theo ngưng tim thì cần thực hiện kết hợp thổi ngạt đồng thời với xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Tần suất thực hiện ép tim và thổi ngạt là 30:2, có nghĩa rằng 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần.

Trong trường hợp bạn đã thực hiện phương pháp này trên 30 phút nhưng nạn nhân không có dấu hiệu thở thì nên dừng lại vì nạn nhân đã tử vong.

5.2. Phương pháp Sylvester

Phương pháp này tiến hành chủ yếu khi nạn nhân bị ngạt thở do vùi lấp hoặc không thể nằm sấp, ví dụ như bà bầu hay người bị thương tại vùng bụng, …

Phương pháp Sylvester
Phương pháp hô hấp nhân tạo Sylvester

Trước khi tiến hành hô hấp nhân tạo bạn cần đảm bảo đường thở của nạn nhân thông thoáng, không có dị vật gây cản trở hô hấp. 

Sau đó bạn đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu quay về một bên và hơi ngửa về phía sau bằng cách kê đệm hay vật mềm dưới vai nạn nhân. Tiếp theo bạn quỳ ở phía đầu của người bị nạn và tiến hành tạo thì hít vào - thở ra, cụ thể:

  • Thì thở ra: Giữ chặt ⅓ dưới hai cẳng tay nạn nhân rồi gấp lên trước ngực. Đồng thời bạn nhổm người về phía trước, duỗi thẳng hai tay và ép mạnh lên thành ngực nạn nhân để đưa không khí ra khỏi phổi của nạn nhân.
  • Thì hít vào: Bạn ngồi xuống và kéo hai tay người bị nạn về phía đầu, đồng thời ngả cả người nạn nhân ra sau.
  • Tần suất: 15-20 phút/lần cho đến khi nạn nhân tự thở trở lại.

>>> Tìm hiểu ngay Kỹ năng sơ cứu đột quỵ - Cứu mạng người bị tai biến

5.3. Phương pháp Nielsen

Đây là phương pháp hiệu quả với các trường hợp nạn nhân bị đuối nước.

Phương pháp Nielsen
Phương pháp hô hấp nhân tạo Nielsen

Tương tự như các phương pháp trên, đường thở của nạn nhân cần phải đảm bảo thông thoáng và không có dị vật cản trở. 

Sau khi chắc chắn đường thở nạn nhân đã thông thoáng, bạn đặt nạn nhân nằm sấp, đầu nghiêng về 1 bên và gối lên hai bàn tay của họ. Còn bạn thì quỳ gối ở phía đầu nạn nhân và tiến hành các bước như sau:

  • Thì thở ra: Bạn dùng hai tay ép mạnh vào lưng nạn nhân, còn lòng bàn tay thì đè lên xương bả vai. Sau đó bạn ngả người về phía trước rồi ấn thẳng, vuông góc với thành ngực nạn nhân và buông ra đột ngột.
  • Thì hít vào: Bạn nắm tay nạn nhân tại vị trí gần mỏm khuỷu rồi kéo cánh tay lên trên về phía đầu, nhưng không nhấc đầu nạn nhân lên và trả về tư thế ban đầu.
  • Tần suất: 10-12 phút/lần cho đến khi nạn nhân tự thở trở lại.

>>> Xem thêm Sơ cứu đuối nước và những sai lầm cần tránh

6. Dấu hiệu nhận biết sự sống trở lại

Để nhận biết biện pháp hô hấp nhân tạo đã thành công chưa, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:

  • Miệng nạn nhân co giật, cổ họng hay ngón tay bắt đầu cử động.
  • Màu da trở lại bình thường
  • Nạn nhân có thể thở độc lập tự phát

7. Lưu ý khi thực hiện hô hấp nhân tạo

Để đảm bảo phương pháp hô hấp nhân tạo thành công, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đầu của nạn nhân chưa đủ ngửa ra sau
  • Trong quá trình hô hấp nhân tạo, bạn không nên thổi quá mạnh vào phổi của người bị nạn
  • Khi thực hiện kỹ thuật này, nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc xây xẩm, tối mặt thì hãy ngừng thở một lúc rồi thở bình tĩnh trở lại trong vài giây.
  • Trường hợp bạn cảm thấy e ngại về mặt thẩm mỹ hay vấn đề về vệ sinh thì có thể nhanh chóng làm sạch mặt của nạn nhân hoặc dùng khăn tay sạch hay miếng vải mỏng để che mặt nạn nhân.
  • Nếu nạn nhân đã có những dấu hiệu sự sống trở lại sau khi tiến hành hô hấp nhân tạo thì bạn phải nhanh chóng đưa nạn nhân đến có cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Qua bài viết này, Bảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ đến bạn hô hấp nhân tạo là gì và các kiến thức liên quan kỹ thuật này. Mong rằng bạn có thể dành thời gian tìm hiểu về vấn đề này để có thể áp dụng khi cần thiết nhé!