Tất tật thông tin về máy bộ đàm dành cho nhân viên bảo vệ

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Máy bộ đàm là một trong những thiết bị cần thiết đối với nhân viên bảo vệ. Máy bộ đàm giúp nhân viên bảo vệ có thể liên lạc thuận lợi cho đồng nghiệp và đội trưởng của mình để báo cáo tình hình. Vậy, máy bộ đàm là gì? Cách sử dụng như thế nào? Lưu ý khi sử dụng như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục
[ Ẩn ]
Hình ảnh máy bộ đàm
Hình ảnh máy bộ đàm

1. Máy bộ đàm là gì ?

Máy bộ đàm là một thiết bị di động cầm tay và có radio hai chiều thu phát. Máy bộ đàm điển hình giống như một thiết bị di động, với một loa tích hợp ở một đầu, một đầu chứa micro và một anten gắn trên đỉnh của thiết bị. 

Phụ kiện bộ đàm đi kèm gồm sách hướng dẫn sử dụng bộ đàm, anten bộ đàm, pin bộ đàm, kẹp đeo bộ đàm và sạc pin bộ đàm.

2. Phân loại bộ đàm

Để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, các hãng sản xuất luon nghiên cứu ra nhiều loại bộ đàm với nhiều tính năng vượt trội để có thể ứng dụng nhiều trong tương lai.

Máy bộ đàm cầm tay
Máy bộ đàm cầm tay

Nhưng, tựu chung lại bộ đàm cơ bản gồm bốn loại chính như sau:

  • Bộ đàm cầm tay: Đây là loại có thể mang theo người.
  • Bộ đàm trạm cố định và di động: Nó thường được gắn vào xe hơi, taxi hoặc xe tải và sử dụng điện từ nguồn điện của xe. Để đạt được phạm vi tốt hơn thì nên gắn anten lên trên nóc xe.
  • Bộ đàm trạm để bàn: Nó sử dụng nguồn điện chính và có thể được kết nối với cáp dẫn đến anten gắn ngoài. Anten càng cao thì phạm vi càng tốt.
  • Bộ đàm trạm chuyển tiếp (trạm lặp): Thực chất loại này làm tăng phạm vi hoạt động của bộ đàm. Nó được sử dụng trong các khu vực doanh nghiệp, nơi tín hiệu bộ đàm yếu hoặc không có.

3. Cấu tạo của bộ đàm

Cấu tạo của bộ đàm
Cấu tạo của bộ đàm

Mạc đù nhiều bộ đàm được cải tiến hiện đại phù hợp với nhu cầu sử dụng nhưng hầu hết các loại trên đều gồm 4 bộ phận chính là máy thu, máy phát, bộ phận chuyển đổi tín hiệu và nguồn điện.

  • Máy phát: Đây là bộ phận có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu qua MIC và tạo tần số dao động sóng mang. Khi đó, tín hiệu đường truyền sẽ được rõ ràng và hạn chế tình trạng nhiễu tín hiệu do môi trường. Ngoài ra, nó còn có chức năng mã hóa tín hiệu truyền đi.
  • Máy thu: Đây là bộ phận thu sóng từ các bộ đàm khác trong cung tín hiệu và giải mã tín hiệu để truyền đến bộ phận chuyển đổi tín hiệu.
  • Bộ phận chuyển đổi tín hiệu: Đây là bộ phận thu nhận tín hiệu và thực hiện chuyển hóa thành âm thanh phát ra loa. Nó cũng là công cụ giúp đưa tín hiệu âm thành tín hiệu đường truyền đi trong kênh đàm thoại.
  • Nguồn điện: Đây là bộ phận cung cấp năng lượng để đảm bảo hoạt động trong quá trình đàm thoại giữa các thiết bị bộ đàm khác nhau.

4. Nguyên lý làm việc của máy bộ đàm

Để hiểu được nguyên lý hoạt động của máy bộ đàm, bạn cần hiểu bộ đàm chính là bộ thu phát vô tuyến hai chiều liên lạc thoại dùng để liên lạc với một hoặc nhiều máy khác bằng sóng vô tuyến.

Điểm nổi bật của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” (Push to talk) trên thân máy giúp người sử dụng dễ dàng liên lạc tức thì mà không cần quá nhiều thao tác và nhiều thời gian so với các thiết bị di động khác.

5. Cách sử dụng bộ đàm

Để sử dụng bộ đàm đúng cách, bạn có thể tham khảo cách dùng bộ đàm như sau:

Tắc và mở bộ đàm

Để sử dụng được máy bộ đàm việc đầu tiên của người sử dụng là mở nguồn. Thường trên đầu của thân máy có 2 nút để vặn hoặc xoay. Đây đồng thời là nút tùy chỉnh âm thanh của máy bộ đàm.

Tuy nhiên, khi tắt mở nguồn bạn cần chú ý là pin bộ đàm được lắp vào máy đúng quy định, không lắp ngược hoặc lỏng lẻo và pin đã được nạp đủ điện theo nhu cầu sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng bộ đàm
Hướng dẫn sử dụng bộ đàm

Tùy chọn kênh liên lạc

Để sử dụng bộ đàm đúng cách thì bạn cần đưa máy về một kênh liên lạc, hay nói cách khác là cùng tần số. 

Việc xác định kênh liên lạc rất dễ dàng, bạn chỉ cần vặn nút chuyển kênh nằm ở trên đầu máy cạnh nút nguồn. Hoặc với những dòng máy có phím thì số kênh được sắp xếp trên bàn phím hoặc sử dụng phím qua lại hay mũi tên lên xuống để chọn kênh liên lạc.

Khi điều chỉnh kênh, bạn cần chú ý cần chọn đúng kênh theo nhóm đã quy định và mỗi máy bộ đàm đã được cài sẵn 16 kênh liên lạc tương ứng với mỗi tần số.

Thao tác liên lạc qua máy bộ đàm

Tất cả các bộ đàm đều có nút “Nhấn để nói” (Push to talk) được đặt nằm bên trái của máy. Khi muốn liên lạc với bộ đàm khác, bạn chỉ cần giữ nút này trong suốt quá trình cuộc gọi. Sau khi thực hiện xong cuộc đàm thoại, bạn chỉ cần thả nút này ra sẽ có thể nghe được những thông tin phản hồi từ các máy khác.

Khi liên lạc cần lưu ý cần kiểm tra xem anten của máy có hoạt động tốt không để tránh trường hợp không có anten hoặc khi máy đang sạc hay pin yếu mà vẫn sử dụng rất dễ dẫn đến hư máy.

Thao tác sạc pin máy bộ đàm

Sạc pin đúng cách có thể giúp dung lượng và tuổi thọ của pin luôn ổn định, từ đó giúp cho chất lượng các cuộc đàm thoại cũng như được cải thiện hơn. Khi sạc pin, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Pin cần sạc thật đầy dối với máy bộ đàm mới hoặc pin bộ đàm mới được thay mới.
  • Sử dụng hết pin mới bắt đầu quá trình sạc pin.
  • Khi sạc nên tắt máy hoặc tháo rời pin ra khỏi máy.
  • Giảm tối đa việc dùng cạn pin máy bộ đàm.

6. Một số câu hỏi liên quan đến bộ đàm

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến máy bộ đàm:

Sử dụng bộ đàm có phải đăng ký không?

Đăng ký tần số bộ đàm
Đăng ký tần số bộ đàm

Trường hợp dùng bộ đàm mà không phải đăng ký tần số khi bạn sử dụng bộ đàm trong phạm vi hẹp, khu vực trống trải, ít vật cản giữa các máy

Trường hợp dùng máy bộ đàm nên đăng ký tần số đối với bộ đàm nội bộ để tránh trường hợp trùng tần số với các máy xung quanh và thông tin bảo mật bị lan truyền ra ngoài.

Nếu trong trường hợp máy bộ đàm phải đăng ký mà không đăng ký thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 điều 16 Luật tần số vô tuyến điện như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 150 W và nhỏ hơn hoặc bằng 500 W mà không có giấy phép.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 500 W và nhỏ hơn hoặc bằng 1 kW mà không có giấy phép.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có công suất lớn hơn 1 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 5 kW mà không có giấy phép.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trên một thiết bị đối với hành vi sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện có công suất lớn hơn 5 kW và nhỏ hơn hoặc bằng 10 kW mà không có giấy phép.
  • Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm và bị truy thu phí sử dụng tần số trong thời gian sử dụng tần số không có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.

Do đó, để đảm bảo việc sử dụng máy bộ đàm đúng quy định, bạn có thể tiến hành thực hiện đăng ký sử dụng như sau:

Hình ảnh bộ đàm
Hình ảnh bộ đàm

Hồ sơ cần có khi xin đăng ký tần số gồm:

  • Đơn xin cấp phép nêu rõ băng tần xin cấp phép và phạm vi phủ sóng
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; Quyết định thành lập đối với tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước hoặc; Giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc; Bên nước ngoài trong Hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Bản sao có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật; Giấy phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông (hoặc Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, hoặc; Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng);đối với các thiết bị phải cấp giấy phép thiết lập mạng
  • Đề án thiết lập mạng thông tin vô tuyến điện, trong đó nêu rõ: mục đích, phạm vi hoạt động, cấu hình mạng, công nghệ sử dụng
  • Bản đăng ký danh mục các thiết bị phát sóng; vô tuyến điện (theo mẫu do Bộ Bưu chính, Viễn thông quy định).

Hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép:

Trong thời gian hiệu lực của giấy phép, nếu tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép (trừ quy định về độ rộng băng tần) phải làm hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung. 

Hồ sơ gồm: 

  • Đơn xin sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép 
  • Báo cáo chi tiết nội dung sửa đổi,;bổ sung
  • Các tài liệu có liên quan.

Trước khi giấy phép băng tần hết hạn 90 ngày, nếu tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện;và có yêu cầu tiếp tục sử dụng thì phải làm lại hồ sơ như trường hợp xin cấp phép mới.

Sóng bộ đàm có hại không?

Sóng bộ đàm chưa có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe
Sóng bộ đàm chưa có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe

Máy bộ đàm hiện nay sử dụng chủ yếu hai loại sóng phổ biến đó là sóng truyền xa (UHF) và sóng ngắn (VHF). Theo nghiên cứu của Cơ quan quốc gia về an toàn thực phẩm, môi trường và lao động Pháp đưa ra sóng từ máy bộ đàm phát ra không gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của con người những nên hạn chế sử dụng thường xuyên.

Tuy chưa có nghiên cứu chính xác về ảnh hưởng của sóng bộ đàm đến sức khỏe nhưng bạn cũng hạn hạn chế sử dụng bởi sóng điện từ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người như sau:

  • Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh, tim mạch, nội tiết và các cơ quan khác.
  • Sóng ngắn làm giảm số lượng bạch cầu, rối loạn tuyến yên, tim mạch, nội tiết,...
  • Sóng dài làm giảm các phản xạ có điều kiện, gây rối loạn chức năng tạo glycogen của gan, cơ quan nội tạng, sinh dục,...
  • Gây sốt với sóng điện từ có tần số 300Hz - 300GHz vì có thể làm nóng sâu vào bên trong cơ thể.

Ai nên sử dụng máy bộ đàm?

Với thao tác sử dụng đơn giản nên ai cũng có thể sử dụng. Đặc biệt, nó là một phương tiện liên lạc lý tưởng cho an ninh, quân sự, nhà hàng, công nhân nông trại, nhân viên văn phòng, công nhân ca, thanh tra dây chuyền sản xuất,... đặc biệt, nó được dùng là một dụng cụ hỗ trợ bảo vệ của nhân viên bảo vệ.

7. Lưu ý khi sử dụng bộ đàm

Máy bộ đàm hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào muốn đạt hiệu quả tối đa trong quá trình sử dụng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện vệ sinh bộ đàm theo thời gian quy định
  • Tránh tiếp xúc bộ đàm với nước vì nhiều loại có khả năng chống nước không cao.
  • Không xịt hóa chất hay dung môi trực tiếp lên bộ đàm mà thay vào đó dùng khăn mềm ướt rồi nhẹ nhàng lau qua cho sạch.
  • Không được sạc trực tiếp bộ đàm với nguồn điện.
  • Khống nắm đầu anten khi vận hành máy vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng thu phát và gây gãy anten.
  • Nếu dùng máy ở nơi có nhiều tiếng ồn thì nên trang bị thêm tai nghe bộ đàm để thuận lợi cho quá trình liên lạc.
>> Xem thêm: Những điều bạn cần biết trước khi sử dụng súng điện tự vệ

Với những chia sẻ trên, hy vọng Bảo vệ Việt Anh có thể giúp bạn đọc có thêm thông tin về bộ đàm, đặc biệt là nhân viên bảo vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại những khu vực yêu cầu sử dụng bộ đàm.