Cách sơ cứu khi bị rắn cắn đúng kỹ thuật

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít người đã từng trải qua những tình huống nguy hiểm khi bị rắn cắn. Đây là một tình huống đầy nguy hiểm bởi vì chỉ một thương nhỏ do rắn cắn cũng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng nạn nhân nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, để đối phó với vấn đề này việc biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn là rất quan trọng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây!

Mục lục
[ Ẩn ]
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Cách sơ cứu khi bị rắn cắn đúng kỹ thuật

1. Các triệu chứng nhận biết bị rắn cắn

Khi bị rắn cắn, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay sau đó vài phút do rắn chứa một lượng độc tố cao trong cơ thể.

Triệu chứng khi bị rắn cắn
Một số triệu chứng khi bị rắn cắn

Dưới đây là một số biểu hiện khi bị rắn cắn.

  • Tại vị trí bị cắn có dấu hiệu sưng, kích thước vết thương tăng lên nhanh chóng.
  •  Cảm thấy đau nhức, nóng rát xung quanh vị trí bị cắn
  • Huyết áp thấp, chảy nhiều mồ hôi
  • Khó thở, suy hô hấp
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
  • Co giật, mất khả năng điều khiển cơ thể hoặc hôn mê

Qua những triệu chứng trên, bạn có thể thấy rằng chỉ một vết rắn cắn cũng có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, khi phát hiện người bị rắn cắn bạn cần tiến hành sơ cấp cứu và đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế nhanh chóng.

2. Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Việc sơ cứu khi bị rắn cắn giúp làm chậm tốc độ xâm nhập của cọc độc vào cơ thể nạn nhân, ngăn chặn nguy cơ tử vong, do đó bạn cần tiến hành việc sơ cứu càng nhanh càng tốt. 

Sơ cứu khi bị rắn cắn
Tiến hành sơ cứu người bị rắn cắn càng nhanh càng tốt

Điều này được thực hiện trước khi đưa nạn nhân đến bệnh viện và gồm các bước như sau:

  • Giữ bình tĩnh, trấn an người bị cắn
  • Di chuyển nạn nhân tránh xa tầm hoạt động của con rắn, nhưng bạn cần lưu ý là luôn giữ nạn nhân nằm yên vì khi vận động có thể khiến cho lâu lan nọc độc diễn ra nhanh hơn.
  • Nếu có thể, bạn nên xác định hoặc ghi nhớ đặc điểm của loài rắn đã cắn bạn. Điều này giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên dành quá nhiều thời gian để tìm hiểu, đồng thời hạn chế tiếp xúc loài rắn đó.
  • Tháo bỏ đồ trang sức, nới lỏng quần áo tránh gây chèn ép thêm cho vị trí bị cắn
  • Rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý, sau đó bạn băng kín vết thương bằng vải sạch hay gạc khô, tránh băng quá chặt
Rửa sạch vết thương
Rửa sạch, băng kín vết rắn cắn

>>> Xem thêm Hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu ngoài

3. Nhưng lưu ý khi sơ cứu vết rắn cắn

Trong quá trình sơ cứu khi bị rắn cắn, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo đảm an toàn cho bản thân và nạn nhân.

  • Khi phát hiện người bị rắn cắn, bạn nên nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế, không nên đợi nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng mới đưa đi cấp cứu.
  • Không nên sử dụng băng garo buộc chặt vị trí bị cắn. Điều này sẽ làm đau nạn nhân đồng thời gây tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu, dễ dàng dẫn đến hoại tử
  • Tuyệt đối không tự ý chườm đá, bôi hóa chất, đắp lá cây, uống thuốc hay sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Không nên cố gắng loại bỏ nọc độc bằng nhiều cách khác nhau để tránh gây nhiễm trùng vết thương khiến tình trạng nạn nhân trở nên nặng hơn.
  • Khi bị rắn cắn, nạn nhân không nên sử dụng rượu hay các đồ uống có chứa caffeine, tránh gia tăng tốc độ hấp thụ độc tố của cơ thể.

>>> Tìm hiểu ngay Kỹ năng sơ cứu xử lý tính huống khẩn cấp ai cũng nên biết

4. Phân biệt rắn độc và rắn không độc

Để giúp bạn sơ cứu đúng cách cũng như hỗ trợ quá trình điều trị của người bị rắn cắn, việc nhận biết rắn độc và rắn không độc là điều vô cùng cần thiết. 

Phân biệt rắn độc và rắn không độc
Phân biệt rắn độc và rắn không độc là vô cùng cần thiết

Dựa vào vết răng cắn, hình dáng, màu sắc và âm thanh phát ra để nhận biết và phân biệt đâu là rắn độc và rắn không độc, cụ thể như sau:

Màu sắc

Các loài rắn độc có màu sắc sặc sỡ hơn so với loài rắn không độc.

Hình dáng

Loài rắn độc thường có đầu hình tam giác, phủ kín các vảy nhỏ, phân biệt rõ ràng với thân mình, có hố má ở hai bên đầu - giữa mắt và mũi của chúng. Ngoài ra, mặt bên đầu của chúng thiếu vảy má, vảy trước tiếp xúc với vảy mũi và có vảy đuôi đơn.

Vết răng cắn

Rắn độc thường có hai răng độc (hay móc độc) lớn, phân biệt rõ với răng đóng vai trò như chiếc kim tiêm. Do đó, nạn nhân khi bị rắn độc cắn, vết cắn thường để lại một số dấu răng nhỏ và 2 vết răng nanh của chúng, mỗi vết răng nanh cách nhau khoảng 5mm.

Đối với các loài rắn không độc, vết cắn của chứng thường để lại dấu cả 2 hàm răng hình vòng cung với những chấm nhỏ, đặc biệt là vết cắn không có dấu răng nanh.

Tuy nhiên, tùy theo từng loài rắn độc mà thành phần độc tố cũng như triệu chứng của nạn nhân khác nhau. Dưới đây là một số loài rắn độc thường gặp hiện nay.

Họ rắn

Loài rắn

Dấu hiệu gây độc

Rắn hổ

Rắn hổ mang đất, rắn hổ mèo, hổ mang bành, hổ mang phì, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, …

Gây liệt/ suy hô hấp

Rắn lục

Rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp, rắn hổ bướm, rắn khô mộc, …

Gây rối loạn đông máu

Rắn biển

 

Gây liệt/ suy hô hấp

5. Các cách phòng tránh rắn cắn

Vậy làm thế nào để đề phòng rắn cắn, bảo vệ an toàn cho bản thân? Sau đây là một số chú ý giúp bạn phòng tránh rắn cắn.

  • Bạn cần biết về các loài rắn cung như khu vực chúng thường sinh sống và ẩn nấp để đề phòng rắn cắn. Lưu ý là bạn không nên sinh sống ở gần nơi rắn thích cư trú và thường đến như các đống gạch vụn, đống đổ nát, … 
  • Khi đi vùng bụi rậm, bạn nên mặc quần áo bảo hộ, mặc quần dài, đi ủng hoặc giày cao cổ đặc biệt là khi đi trong đêm tối.
  • Khi đi rừng hay những khu vực nhiều cây cỏ nên đội thêm mũ có vành rộng, sử dụng gậy để đánh động hoặc xua đuổi rắn.
  • Dùng đèn pin chiếu sáng nếu ở trong bông tối hay đi vào ban đêm.
  • Tuyệt đối không chủ động trêu rắn, bắt rắn, đối với những người làm nghề nuôi rắn cần có các phương tiện bảo hộ lao động.
  • Nếu bạn gặp phải rắn thì nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh càng xa càng tốt do rắn có đặc tính chỉ tấn công khi bị đe dọa và khi thấy người, chúng sẽ bỏ đi.
  • Ngoài ra, đối với trường hợp rắn đã chết bạn cũng không nên cố bắt hay giết rắn vì chúng vẫn có thể còn chứa nọc độc nguy hiểm.

Nội dung trên là thông tin chi tiết về cách sơ cứu khi bị rắn cắn đúng cách cũng như các lưu ý đề phòng rắn cắn mà Bảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ với bạn, Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn nhé!