Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay

Xếp hạng: 3.3 (51 bình chọn)

Vai trò của kỹ năng quan sát khá quan trọng, bởi nó giúp cho kỹ năng giao tiếp của con người trở nên hoàn thiện và cơ hội thành công trong cuộc sống cũng cao hơn. Vậy kỹ năng quan sát là gì? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng quan sát? Cùng Bảo vệ Việt Anh tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Mục lục
[ Ẩn ]
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay

1. Kỹ năng quan sát là gì?

Kỹ năng quan sát là cách nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng.

Khác với bản năng quan sát thông thường, kỹ năng quan sát không nhìn mọi thứ một cách ngẫu nhiên, mà quan sát có chủ đích, rồi ghi nhớ, xâu chuỗi những điều liên quan để vận dụng giải quyết vấn đề một cách tối ưu và nhanh chóng.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, từ nghiên cứu, y tế, khoa học, công nghệ, dịch vụ… đều đòi hỏi ở nhân sự phải có kỹ năng quan sát.

Vì nó giúp con người nhận ra bản chất vấn đề nhanh chóng, từ đó đưa ra những phương pháp, ý tưởng thích hợp nhất.

Quan sát là một kỹ năng bởi nó không đơn thuần phụ thuộc vào thị giác mà nó còn có thể rèn luyện để phát triển hơn nữa. Và rèn luyện các kỹ năng mềm trong đó có kỹ năng quan sát sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của bản thân.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay

Kỹ năng quan sát không phục vụ cho riêng một công việc cụ thể nào mà nó cần thiết cho mọi lĩnh vực. Quan sát là một trong những kỹ năng mềm cần được chú trọng để tinh tế hơn, thành đạt hơn.

Quan sát giúp ta nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng, từ đó có những ý tưởng, cách giải quyết phù hợp. Nhờ quan sát những cử chỉ, biểu hiện và hành động, ta có thể thấu hiểu đối phương.

Kỹ năng quan sát trong giao tiếp giúp ta biết khi nào nên nói và nói những gì. Nếu nói chuyện với một người đang ủ rũ, buồn sầu, nếu không quan sát, ta cứ mải thao thao bất tuyệt về mình thì câu chuyện sẽ đi đến đâu?

Nếu một người đang stress, mệt mỏi cần nghỉ ngơi mà ta cứ nói nhiều thì sẽ thế nào?

Quan sát giúp ta hiểu tình cảnh, biết tiết chế lời nói, hành động của chính mình. Một người biết quan sát thường sẽ biết cách thấu hiểu và chia sẻ. Khi giao tiếp với một người biết quan sát, đối phương cũng cảm thấy được tôn trọng và tin tưởng.

3. Kỹ năng quan sát trong giao tiếp

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay

Kỹ năng quan sát giúp chúng ta nhận ra những tâm tư và tình cảm của đối phương thông qua biểu hiện trên gương mặt và cử chỉ, hành động của họ.

Nhờ thấu hiểu tâm tư tình cảm mà chúng ta biết họ đang vui hay đang buồn, có đang tức giận hay không, từ đó biết cách cư xử phù hợp. Khi họ buồn, ta tìm cách làm họ vui.

Khi họ giận, ta biết mình không nên nói nữa. Khi họ vui, ta biết mình nên tiếp tục câu chuyện mà họ muốn nghe.

3.1. Quan sát qua nét mặt

Nét mặt cũng là nơi biểu lộ nhiều cảm xúc của con người. Đâu là nét mặt vui vẻ, nét mặt tức giận, hạnh phúc, thất vọng, khổ đau, chúng ta đều có thể dễ dàng nhận biết. Do vậy quan sát nét mặt cũng chính là một trong những biểu hiện bạn không nên bỏ qua.

3.2. Quan sát qua ánh mắt

Bạn cũng nên quan sát ánh mắt. Vì ánh mắt chính là cửa sổ tâm hồn nên đây là biểu hiện dễ quan sát nhất để bạn nhận biết cảm xúc của đối phương:

Chân mày nâng sát vào nhau, mí mắt mở to chứng tỏ đang sợ hãi.

Mí mắt khép và chân mày chau lại là họ đang giận dữ.

Khi chân mày chau lại, mi trên thả lỏng, mi dưới co lại nghĩa là họ đang có ý khinh thường bạn.

Và rất nhiều những cảm xúc khác bạn có thể nhận ra từ đôi mắt. Bạn cần trau dồi thêm kiến thức về vấn đề này để phát triển kỹ năng quan sát của mình.

3.3. Quan sát qua hơi thở

Đầu tiên là nhịp thở của đối phương, đây là điểm rất dễ nhận thấy bởi con người khó kiểm soát nhịp thở của mình.

Khi hơi thở của ai đó tăng lên, đồng nghĩa với việc họ đang cảm thấy căng thẳng và lo lắng về chủ đề mà bạn nói.

Còn hơi thể nặng nề cho thấy sức khỏe của họ đang có vấn đề. Hoặc cũng có thể họ đang bị ai đó thu hút, và trong trường hợp chỉ có 2 người thì chắc hẳn đó là bạn.

3.4. Quan sát qua cử chỉ, hành động

Cử động thân thể – hay ngôn cơ thế thể cũng là biểu hiện rất quan trọng thể hiện phần nào cảm xúc của đối phương.

Khi nắm được ngôn ngữ của cơ thể, bạn có thể hiểu rằng, những người dối trá thường chỉ có thể giả vờ trong một thời gian ngắn, vì dáng vẻ bề ngoài sẽ vô tình “tố cáo” những gì họ che giấu.

Để quan sát, bạn cần phải biết cách đọc ngôn ngữ cơ thể. Ví như:

Khi người ta ngồi chống cằm, nghĩa là họ đang cảm thấy chán với những gì bạn nói.

Khi họ khoanh tay với nhau chứng tỏ họ vẫn còn xu hướng khép kín, không muốn chia sẻ với bạn

Khi một tay đưa ra sau gáy, nghĩa là họ đang cảm thấy khó chịu hoặc lừa dối bạn điều gì đó.

Ngoài ra những hành động bất chợt, đột ngột của đối phương cũng phản ánh phần nào tâm tư tình cảm của họ. Ví như:

Họ đang nghe bạn nói thì bất chợt nhìn đồng hồ, bạn biết họ đang có một việc gì đó phải làm và không thể tiếp tục cuộc nói chuyện.

Hoặc khi bạn đề cập đến vấn đề gì đó mà đối phương đột ngột thay đổi thế ngồi, có thể họ cảm thấy hào hứng hơn, cũng có thể là buồn chán hơn.

4. Rèn luyện kỹ năng quan sát

Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát đối với đời sống hiện nay

Quan sát được gọi là một kỹ năng, do vậy, chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi, rèn luyện. Dưới đây là một số gợi ý phương pháp hữu ích giúp bạn trở thành người có kỹ năng quan sát tốt.

4.1. Khả năng nhẫn nại

Để có thể quan sát tốt, mỗi người cần rèn cho mình tính nhẫn nại. Nếu chuyện gì cũng vội vàng, thử hỏi chúng ta sẽ quan sát thế nào? Đôi khi, có rất nhiều chi tiết nhỏ nhưng đắt giá cần quan sát thật kỹ. Hãy biết chờ đợi để quan sát tốt hơn.

4.2. Khả năng tập trung và phân tích

Nếu không tập trung, chúng ta sẽ vô tình bỏ qua nhiều điều. Điều này tưởng chừng đơn giản nhưng không hề. Khi tập trung, chúng ta sẽ dễ dàng quan sát được những cử chỉ, tâm tư, hành động của đối phương để phán đoán và phân tích.

Để tập trung hơn khi quan sát, hãy giảm thiểu hoặc loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng. Lắng nghe chủ động, tĩnh tâm cũng là cách giúp phát huy tính tập trung hiệu quả.

4.3. Thấu hiểu cảm xúc

Khi có sự thấu hiểu, bạn cũng dễ đồng cảm, nhẫn lại để lắng nghe hoặc nhìn, quan sát. Càng có sự thấu hiểu, bạn sẽ càng có mong muốn tìm hiểu sâu hơn, quan sát nhiều hơn.

Giờ thì bạn đã hiểu kỹ năng quan sát là gì và tầm quan trọng của quan sát trong giao tiếp chưa nào? 

Kỹ năng quan sát giúp cho cuộc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả cao hơn, giúp bạn thấu hiểu người khác, đồng thời nhận được sự tin tưởng và yêu mến. Vì thế, đừng quên rèn luyện kỹ năng này ngay bây giờ bạn nhé!