Kỹ năng xử lý tình huống mà nhân viên bảo vệ cần biết

Xếp hạng: 3.6 (5 bình chọn)

Kỹ năng xử lý tình huống như thế nào? Kỹ năng xử lý tình huống tiếng anh là gì? Cách xử lý tình huống trong công việc và cuộc sống như thế nào?... Cùng giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Mục lục
[ Ẩn ]
Kỹ năng xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng xử lý tình huống là gì?

1. Kỹ năng xử lý tình huống là gì?

Khả năng xử lý tình huống tiếng anh là Ability to solve problem. Kỹ năng xử lý tình huống được hiểu là khả năng phát hiện, phân tích và đánh giá vấn đề, tìm hiểu các thông tin khác nhau để có thế có cái nhìn tổng quát nhất về người, sự vật, hiện tượng đang diễn ra. 

Đồng thời, người trong tình huống, hoàn cảnh cụ thể biết cách thấu hiểu toàn diện và đưa ra những đánh giá, phương án giải quyết được vấn đề một cách thỏa đáng nhất.

Kỹ năng xử lý tình huống được xem như thước đo đánh giá sự nhanh nhẹn, tinh tế và khôn khéo của một người. Trong mọi lĩnh vực, bao gồm nghề bảo vệ, không thể thiếu sự xuất hiện của kỹ năng này.

Hầu hết nhân viên bảo vệ đều gặp những tình huống yêu cầu nhân viên bảo vệ cần xử lý nhanh nhạy, thông minh và tinh tế để đảm bảo an toàn cho mục tiêu.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống

Trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bạn thường gặp phải nhiều tình huống bất ngờ, khi đó kỹ năng xử lý tình huống đặc biệt quan trọng. Xử lý tình huống trong cuộc sống và xử lý tình huống trong công việc giúp bạn:

Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống
Tầm quan trọng của kỹ năng xử lý tình huống

Kỹ năng xử lý tình huống giúp bạn giữ được bình tĩnh

Đối với những trường hợp bất ngờ xảy ra, nhiều người thường bị căng cứng tâm lý nên dễ gây ra quyết định sai lầm. 

Nếu bạn trang bị cho bản thân những kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, chắc chắn bạn sẽ trở nên bình tĩnh hơn. Khi căng thẳng được giải quyết thì mọi việc sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.

Tạo cơ hội để tích lũy thêm kinh nghiệm

Kinh nghiệm chính là những điều mà ai cũng có thể nhận lại sau khi giải quyết thành công một vấn đề nào đó. Khi một tình huống khẩn cấp nảy sinh, bạn cần có khả năng ứng biến một cách nhanh chóng.

Mặc dù trong những lần đầu, chúng ta có thể mắc một số sai lầm nhưng qua quá trình mài dũa chắc chắn sẽ trở nên bản lĩnh hơn rất nhiều.

Chủ động trong mọi vấn đề

Khi một người có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống tốt, họ thường có xu hướng chủ động hơn trong mọi vấn đề, kể cả trong cuộc sống và công việc.

Những người này thường sẵn sàng làm thay vì tốn nhiều thời gian đắn đo suy nghĩ. Do đó, nó khiến họ trở nên nhạy bén trong mọi hoạt động khác nhau và tạo cơ hội thăng tiến trong công việc.

3. Cách xử lý tình huống thông minh dành cho nhân viên bảo vệ

Trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt nghề bảo vệ, kỹ năng xử lý tình huống là kỹ năng giao tiếp quan trọng. Mục tiêu xử lý tình huống của nhân viên bảo vệ có thể ngăn chặn những tổn hại đến cá nhân, tài sản và mục tiêu cần bảo vệ. 

Dưới đây là cách xử lý tình huống khẩn cấp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ của nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp:

3.1. Tình huống khi bị điện giật

Xử lý tình huống khi bị điện giật, nhân viên bảo vệ cần ngắt nguồn điện và đừng chạm vào người nạn nhân cho đến khi chắc chắn là nguồn điện đã được tắt. 

Đặc biệt chú ý tại các địa hình ẩm ướt như phòng tắm vì nước dẫn điện rất tốt. Để an toàn hơn, nhân viên bảo vệ nên ngắt nguồn điện của chính để có thể thực hiện được.

Việc sơ cứu được thực hiện như sau:

  • Kiểm tra sự đáp ứng của nạn nhân và sự thở. Nếu cần thiết thì tiến hành hồi sức cho nạn nhân.
  • Gọi xe cấp cứu
  • Nói chuyện với nạn nhân nếu họ còn tỉnh táo đề trấn an tinh thần.

3.2. Tình huống khi bị đuối nước

Xử lý tình huống đuối nước
Xử lý tình huống đuối nước

Đối với nhiều vị trí bảo vệ, nhân viên cũng có thể gặp những tình huống liên quan đến đuối nước, đó đó nhân viên bảo vệ cần nhanh nhạy trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Đối với những trường hợp này, cách xử lý tình huống đuối nước cho nhân viên bảo vệ như sau:

  • Ném phao, sợi dây hoặc tìm điểm tựa phù hợp để kéo nạn nhân lên bờ trong trường hợp nạn nhân còn đang vùng vẫy trong nước.
  • Nhảy xuống nước (kèm theo phao, nếu có) bơi ra phía nạn nhân, ôm thân người hoặc túm tóc để đưa đầu nạn nhân nhô lên mặt nước, lay nạn nhân để tạo phản xạ hồi tỉnh và đưa nạn nhân vào bờ đối với trường hợp không còn tỉnh táo.

Sau khi đưa nạn nhân lên bờ cần tiến hành sơ cứu, đồng thời gọi cấp cứu để nạn nhân được phục hồi trạng thái tỉnh táo sớm nhất.

3.3. Tình huống đánh nhau

Với trường hợp đánh nhau, gây lộn, cách xử lý tình huống đánh nhau như sau:

  • Phối hợp với các bảo vệ tại các vị trí khác nhau trong cùng mục tiêu ngăn chặn việc tranh cãi, đánh nhau.
  • Vận dụng các kỹ năng mềm, lý luận chặt chẽ để khuyên ngăn và lấy lại trật tự cho khu vực.
  • Với nghiệp vụ chuyên môn, nhân viên bảo vệ cần xác định người đứng đầu mỗi nhóm và sử dụng những phương án để có thể giải tán đám đông.
  • Hòa giải các bên tham gia tranh cãi, lấy lại trật tự.
  • Trong trường hợp xảy ra xô xát lớn, nhân viên cần liên hệ với cảnh sát và thông báo những thông tin như sự việc xảy ra ở đâu, thời gian nào, nguyên nhân, lý do, tình trạng hiện tại, tình trạng (nếu có) và phải đợi đội cảnh sát phản hồi mới được tắt máy.

Đối với tình huống này, nhân viên bảo vệ cần đặc biệt bình tĩnh, mềm dẻo trong xử lý tình huống. Tuy nhiên, nếu không thể giải quyết trong hòa bình, nhân viên bảo vệ cần phải cương quyết xử lý bằng cách biện pháp mạnh.

Bên cạnh đó, nếu có người bị thương cần phải đưa đi cấp cứu ngay hoặc nếu vụ việc xảy ra quá lớn cần phải bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác kiểm tra.

3.4. Sự việc có người bị thương cấp cứu hoặc tử vong

Trong nhiều trường hợp, có nhiều lý do khiến mục tiêu noi bỏa vệ xuất hiện người bị thương hoặc tử vong. Nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ khi xử lý tình huống khẩn cấp này như sau:

  • Đối với trường hợp có người bị thương: Gọi điện đến trung tâm cấp cứu, thông báo cho đội trưởng bảo vệ để họ biết và xử lý những tình huống tiếp theo. Cuối cùng báo cáo cho công ty chủ quản và công ty bảo vệ bằng điện thoại và sau đó là văn bản.
  • Đối với trường hợp có người tử vong: Nhân viên bảo vệ cần đảm bảo hiện trường được giữ nguyên đến khi có sự xuất hiện của cảnh sát địa phương; lập biên bản sự việc để báo về công ty bảo vệ và giúp đỡ công an trong công tác điều tra.

3.5. Tình huống bị mất cắp

Xử lý tình huống mất cắp
Xử lý tình huống mất cắp

Với trường hợp mất cắp, trước tiên nhân viên bảo vệ cần kiểm tra và khoanh vùng hiện trường, tiến hành rà soát các đối tượng tình nghi, sau đó báo cáo ngay với cấp lãnh đạo để có hình thức phối hợp điều tra.

Đối với những khu vực có camera giám sát cần tiến hành kiểm tra chi tiết thời gian xảy ra vụ việc, xem xét tài sản bị mất cắp và báo với khách hàng của mình.

Cuối cùng, lập biên bản và trình báo sự việc đến cơ quan Công an nếu sự việc ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.6. Khi có kẻ gian trà trộn vào mục tiêu

Khi có kẻ gian trà trộn vào mục tiêu, mặc dù không biết mục tiêu là gì, nhân viên bảo vệ cần giải quyết như sau:

  • Bảo vệ hiện trường
  • Phát hiện và bảo quản các vật chứng
  • Lưu giữ lại các nhân chứng
  • Kiểm soát chặt chẽ khu vực có người lạ trà trộn
  • Mời người đại diện của đơn vị chủ quản ra làm chứng
  • Lập biên bản

Sau đó, nhân viên bảo vệ tiến hành giải tán đám đông và giải người phạm tội đến cơ quan công an kèm theo biên bản, kèm tang chứng và vật chứng.

3.7. Khi có người lạ tiếp cận mục tiêu

Đối với người lạ tiếp cận mục tiêu, nhân viên bảo vệ cần tiến hành như sau:

  • Yêu cầu người lạ dừng lại và quan sát, đánh giá về trang phục, tác phong, thái độ, tuổi tác, các vật dụng kèm theo. Đồng thời, tiến hành hỏi những câu hỏi như tên, cơ quan công tác, mục tiêu ra vào, cần gặp ai,...
  • Đối với những người đến liên hệ công tác, nhân viên bảo vệ giải thích, chỉ đường cho họ đế vị trí cần đến và yêu cần họ thực hiện đúng các nội quy của đơn vị chủ quản.
  • Đối với người lạ xâm nhập bất hợp phát, nhân viên cần yêu cầu họ vào phòng bảo vệ làm việc, kiểm tra giấy tờ tuy thân, lập biên bản và tùy tính chất của sự việc sẽ báo cáo cho đội trường hoặc công an địa phương biết.

Trong khi thực hành nhiệm vụ, nhân viên bảo vệ cần giữ đúng khoảng cách với người la, làm việc lịch sự những cần cương quyết. Đặc biệt cảnh giác với những hành động của người lạ và sẵn sàng trong mọi tình huống nguy hiểm.

3.8. Xử lý tình huống tại các sự kiện

Xử lý tình huống tại các sự kiện
Xử lý tình huống tại các sự kiện

Thông thường sự kiện, lễ hội là những khu vực tập trung đông người, đây là cơ hội cho kẻ gian thực hiện những hành vi gây rối, trộm cắp. Do đó, đội bảo vệ cần đặc biệt cảnh giác và tuân thủ:

  • Giữ bình tĩnh, áp dụng những kỹ năng được huấn luyện để giải quyết các vấn đề xảy ra.
  • Huy động tất cả nhân viên bảo vệ để giải quyết tình huống nhanh nhất.
  • Không để kẻ gian lợi dụng đám đông để lẩn trốn hoặc phi tang chứng cứ.
  • Phát hiện các đối tượng tình nghi.
  • Nếu có người bị thương cần gọi cấp cứu nhanh nhất.
  • Nếu sự việc trở nên nghiêm trọng cần phải tổ chức bảo vệ hiện trường để hỗ trợ công tác kiểm tra.

Lực lượng bảo vệ luôn là những lực lượng xung phong sẵn sàng đối đầu để xử lý tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho mục tiêu. Do đó, hầu hết nhân viên bảo vệ Việt Anh đều được huấn luyện những kỹ năng cần thiết để đáp ứng khi xử lý những tình huống khẩn cấp xảy ra.

Tuy nhiên trong cách xử lý tình huống trong công việc của nhân viên bảo vệ cần đảm bảo an toàn cho chính mình. Bởi vì một nhân viên của công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp cần bảo vệ được chính mình mới có thể bảo vệ được người khác.

Chắc hẳn qua bài viết trân, bạn đã hiểu về kỹ năng xử lý tình huống, tầm quan trọng của nó và cách xử lý tình huống đặc biệt đối với nhân viên bảo vệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ bảo vệ, mời bạn liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ CHUYÊN NGHIỆP VIỆT ANH

 🏠 Địa Chỉ : Số 5, phố Ngọc Thụy, phường Ngọc Thụy, Q.Long Biên, TP.Hà Nội.

📞  Điện Thoại:  0964.651.686 hoặc 0584996789

Công ty Bảo vệ Việt Anh hân hạnh được đồng hành cùng quý khách trên chặng đường phát triển.