Hướng dẫn cách sơ cứu người bị ngạt khói đúng cách, hiệu quả

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Khi có một vụ cháy xảy ra, việc hít phải khói độc hại có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến đường hô hấp và gây ra nguy hiểm tính mạng. Do đó, việc biết cách sơ cứu người bị ngạt khói là kiến thức hết sức quan trọng mà bạn nên biết. Mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết về phương pháp này nhé!

Mục lục
[ Ẩn ]
Cách sơ cứu người bị ngạt khói
Cách sơ cứu người bị ngạt khói

1. Tổn thương do ngạt khói nguy hiểm như thế nào?

Tổn thương do ngạt khói là sự tổn thương của đường hô hấp hoặc mô phổi
Tổn thương do ngạt khói là sự tổn thương của đường hô hấp hoặc mô phổi

Tổn thương do ngạt khói là thuật ngữ nói chung về sự tổn thương đường hô hấp hoặc mô phổi do nhiệt, khói hay các chất kích thích hóa học khác như khí CN, khí CO mà cơ thể hít phải. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu oxy, gây ảnh hưởng đến hô hấp và gây tử vong.

Không chỉ vậy, trong khói có chứa muội than và một số chất hữu cơ chưa cháy hết, những chất này có thể biến đổi thành hợp chất chứa nhiều độc tố gây hại đến cơ thể.

Mức độ tổn thương do ngạt khói sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như nguồn lửa, thời gian tiếp xúc, … và cách sơ cứu. Vì vậy bạn cần sơ cứu kịp thời và đúng cách để đảm bảo an toàn cho nạn nhân. 

2. Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay

Những nạn nhân bị ngạt khói cần sơ cấp cứu ngay thường có những dấu hiệu như dưới đây.

Dấu hiệu người bị ngạt khói cần sơ cứu ngay
Dấu hiệu nạn nhân bị ngạt khói cần sơ cứu ngay

Ho

Khi bị kích thích các màng nhầy trong đường hô hấp sẽ tiết ra nhiều hơn, làm tăng lượng chất nhầy và co thắt phế quản, dẫn đến phản xạ ho. Chất nhầy này có thể trong, xám, hoặc đen, điều này tùy thuộc vào mức độ hạt bị đốt cháy đọng lại ở khí quản và phổi của nạn nhân.

Thở hụt hơi

Khi bị ngạt khói, đường hô hấp sẽ bị tổn thương trực tiếp làm giảm lượng oxy cung cấp cho máu. 

Bên cạnh đó, do hóa chất có trong khói hoặc tế bào cơ thể không thể sử dụng oxy làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Điều này khiến cho nạn nhân phải cố gắng thở nhanh để bù trừ tình trạng bị thiếu oxy này.

Khàn tiếng

Nhiệt và hóa chất trong khói có thể gây tổn thương và co thắt dây thanh quản, làm viêm và phù nề đường hô hấp, từ đó khiến nạn nhân bị khàn tiếng, nói khó.

Mắt bị tổn thương

Tổn thương do ngạt khói còng có thể gây ảnh hưởng đến mắt, cụ thể như mắt nạn nhân thường bị đỏ, thậm chí gây bỏng giác mạc.

Màu da thay đổi

Khi bị ngạt khói, nạn nhân đang trong tình trạng thiếu oxy, ngộ độc CO sẽ khiến màu da thay đổi (da thường sẽ hơi xanh hoặc đỏ) hay bị bỏng do tiếp xúc với lửa.

Rối loạn ý thức, đau đầu

Bên cạnh đó, tổn thương do ngạt khói còn có những triệu chứng như khó thở, thở gấp, tim đập nhanh, buồn ngủ, buồn nôn hay đau đầu do nồng độ oxy thấp và hít khí độc. Ngoài ra, nếu nồng độ khí CO, CN cao có thể gây rối loạn nhịp tim, co giật, thậm chí là hôn mê.

3. Cách sơ cứu người bị ngạt khói

Cách sơ cứu khi có người bị ngạt khói
Cách sơ cứu khi có người bị ngạt khói

Nếu bạn gặp phải tình huống khẩn cấp này thì cần thực hiện sơ cứu người bị ngạt khói theo phương pháp sau đây.

  • Nếu người bị ngạt khói còn tỉnh táo và hô hấp được thì bạn đặt nạn nhân nằm tại vị trí thoáng khí, râm mát và bổ sung nước cho họ để giảm nhiệt độ cơ thể.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng vẫn còn hô hấp thì bạn nên đặt họ nằm nghiêng để đường thở không bị bít lại do đờm hoặc cho nạn nhân thở bình oxy nếu có.
  • Khi nạn nhân bất tỉnh, có hiện tượng thở bất thường hay ngưng thở, bạn  nên nới lỏng quần áo của nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo trong khi chờ cấp cứu đến.
  • Đối với các nạn nhân bị bỏng thì bạn hãy lấy nước dội nhẹ nhàng lên người nạn nhân để làm giảm đau đớn và tiến hành sơ cứu bỏng. Đặc biệt chú ý rằng không được dội nước quá lạnh hay chườm đá lạnh trực tiếp lên cơ thể nạn nhân để tránh dẫn đến tình trạng bỏng lạnh.

4. Lưu ý khi sơ cứu nạn nhân ngạt khói

Để quá trình sơ cứu được thực hiện đúng cách và hiệu quả thì bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Bạn cần loại bỏ các dị vật, đàm nhớt trong mũi miệng nạn nhân để thông thoáng đường thở.
  • Tuyệt đối không được xối nước quá lạnh hay chườm đá lạnh trực tiếp lên người nạn nhân để tránh dẫn đến tình trạng bỏng lạnh.

Bên cạnh đó bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các kỹ năng phòng cháy chữa cháy hay kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy để giảm thiểu mức độ tổn thương do ngạt khói cũng như hạn chế nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.

Qua bài viết trên, Bảo vệ Việt Anh đã cùng bạn tìm hiểu chi tiết cách sơ cứu người bị ngạt khói cũng như một số kiến thức liên quan. Mong rằng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn khi gặp phải tình huống khẩn cấp này nhé!