Hướng dẫn sơ cứu người bị ngất xỉu đột ngột từ A - Z

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

Ngất xỉu là tình trạng mất ý thức và sụp đổ ngắn hạn, có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lúc nào. Đây là một tình huống khẩn cấp và nếu không nhận được sự giúp đỡ kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Vì vậy, việc biết cách sơ cứu khi có người bị ngất xỉu là rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy trình sơ cứu người bị ngất xỉu qua nội dung sau đây!

Mục lục
[ Ẩn ]
Cách sơ cứu người bị ngất xỉu
Cách sơ cứu người bị ngất xỉu

1. Dấu hiệu của ngất xỉu

Một số dấu hiệu của ngất xỉu
Một số dấu hiệu của ngất xỉu

Ngất xỉu đột ngột là trạng thái mất ý thức tạm thời khiến cho nạn  nhân bị bất tỉnh trong một khoảng thời gian ngắn do não bộ không nhận đủ lượng máu cung cấp. Theo các nghiên cứu, trước khi ngất xỉu thì cơ thể thường có một số dấu hiệu như sau:

  • Chóng mặt, choáng váng, đau đầu
  • Cảm thấy nóng toàn thân
  • Mặt và môi tái nhợt, xanh xao
  • Thị lực mờ đi, thính lực giảm dần
  • Bước đi khập khiễng, toàn thân đổ mồ hôi lạnh 
  • Mệt mỏi, mất kiểm soát cơ bắp

Vậy ngất xỉu đột ngột là do đâu? Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ngất xỉu bao gồm:

  • Hạ đường huyết, hạ canxi
  •  Hạ huyết áp tư thế
  • Mạch máu não: Thường là những trường hợp ngất do đột quỵ, thiểu năng động mạch sống nền, đau nửa đầu migraine, do xoang cảnh, …
  • Bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh ở van tim, bệnh động mạch vành, …
  • Bệnh về phổi (thuyên tắc phổi)
  • Do tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến tim mạch hoặc thần kinh
  • Do vấn đề về tâm lý hay gặp biến cố bất ngờ, yếu tố tác động từ môi trường, …

2. Cách sơ cứu người bị ngất xỉu

Quy trình sơ cứu người bị ngất xỉu
Quy trình sơ cứu người bị ngất xỉu

Dưới đây là quy trình sơ cứu người bị ngất xỉu mà Việt Anh muốn chia sẻ với bạn.

  • Đầu tiên bạn đặt nạn nhân nằm ngửa sao cho phần đầu thấp hơn hai chân. Nếu người bị ngất xỉu vẫn còn thở và không có thương tích thì nâng 2 chân nạn nhân cao hơn tầm tìm khoảng 30-35cm để gia tăng lưu lượng máu về tim và lên não.
  • Tiếp theo bạn nới lỏng thắt lưng, cổ áo và các vị trí bó sát cơ thể. Sau đó đặt đầu nạn nhân quay sang một bên để tránh hít chất nôn vào phổi hay tụt lưỡi vào cổ họng.
  • Kiểm tra nhịp thở của người bị ngất xỉu và tiến hành hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân có biểu hiện tim ngừng đập, ngưng thở cho đến khi xe cấp cứu đến hay nạn nhân bắt đầu tự thở trở lại.
  • Đối với trường hợp nạn nhân ngất xỉu và có vết thương do va đập gây ra thì cần ưu tiên sơ cứu vết thương (cầm máu, giảm sưng, …)
  • Nếu người bị ngất xỉu không tỉnh lại trong vòng tối đa 10 phút thì bạn phải liên hệ cấp cứu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, đối với những người có biểu hiện sắp ngất xỉu thì bạn cần thực hiện các bước như sau:

  • Nhanh chóng tìm vị trí thoáng mát, có bóng râm để nằm hoặc ngồi xuống với tư thế gục đầu và đặt giữa hai đầu gối. Điều này giúp hạn chế chấn thương nếu nạn nhân bị ngất xỉu.
  • Sau khi nghỉ ngơi và tỉnh táo lại, thì tuyệt đối không đứng dậy quá nhanh để tránh tình trạng ngất xỉu thật sự do thiếu máu lên não đột ngột.
>>> Xem thêm Kỹ năng sơ cứu xử lý tính huống khẩn cấp ai cũng nên biết

3. Lưu ý khi sơ cứu người bị ngất xỉu

Trong quá trình sơ cấp cứu, bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh dẫn đến các biến chứng nặng hơn, thậm chí khiến tính mạng của người bị ngất xỉu bị đe dọa.

Lưu ý khi sơ cứu người ngất xỉu
Lưu ý khi sơ cứu người bị ngất xỉu
  • Nên đắp chăn ấm cho người bị ngất xỉu nếu thân nhiệt của nạn nhân bị hạ, nhiệt độ dưới 36 độ C.
  • Có thể cho nạn nhân ngửi mùi dầu gió hoặc dầu nóng.
  • Day ấn nhân trung nhanh, mạnh và dứt khoát để hỗ trợ nạn nhân tỉnh lại trong khi chờ các biện pháp hỗ trợ y tế.
  • Ngoài ra bạn có thể giúp người bị ngất xỉu bằng cách gọi tên, đắp khăn lạnh cho nạn nhân, …
  • Cho nạn nhân uống nước ấm hoặc nước đường nếu biết nạn nhân bị ngất xỉu do hạ đường huyết.
  • Khi có người bị ngất xỉu thì không nên tập trung đông người xung quanh nạn nhân để họ có không gian hít thở.
  • Tuyệt đối không được dùng kim châm vào các đầu ngón tay của nạn nhân, tránh gây nhiễm trùng.
  • Không nên gọi nạn nhân tỉnh dậy quá nhanh để giảm nguy cơ nạn nhân ngất xỉu một lần nữa. 

Trên đây chi tiết các bước sơ cứu người bị ngất xỉu mà Bảo vệ Việt Anh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những kiến thức này sẽ có thể giúp chính bạn hoặc người xung quanh thoát khỏi tình huống khó khăn khi cần thiết nhé!